Luận Văn Đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶt VẤN ĐỀ

    Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là lá phổi xanh khổng lồ của nhân loại. Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng đóng góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Nhưng dưới sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu xã hội ngày càng tăng về mọi mặt như phá rừng lấy gỗ, củi và săn bắt động vật dẫn đến rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, môi trường sinh thái ngày một suy thoái theo chiều hướng bất lợi cho con người và nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Ngày một nhiều hạn hán, lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy phải có những biện pháp quản lý rừng một cách hiệu quả. Rừng có vị trí vai trò to lớn đối với đời sống của con người, rừng đem lại cho con người những sản phẩm như lâm sản, phi lâm sản. Rừng còn là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự sống của con người. Con người và rừng đã gắn bó với nhau từ thuở sơ khai, rừng đem lại cho con người rất nhiều lợi ích, nhưng ngược lại con người lại quá lạm dụng các lợi ích đó và đã làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp mà một nguyên nhân chính là thảm hoạ cháy rừng. Theo thống kê hàng năm trên thế giới cháy rừng đã thiêu huỷ hàng triệu ha rừng. ở Việt Nam, theo thống kê của Cục kiểm lâm thì cháy rừng đã thiêu huỷ hàng ngàn ha rừng làm thiệt hại tiền của, môi trường và cả tính mạng con người.
    Cháy rừng là một thảm họa thường xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, gây nên những tổn thất về của cải, tài nguyên, môi trường và cả tính mạng con người . Vì vậy phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
    Mường La là một huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, là địa bàn Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các công trình thủy điện Nậm Chiến, Huổi Quảng, đặc biệt là thủy điện Sơn La, là địa bàn bố trí dân tái định canh định cư khi nhà nước xây dựng các công trình thủy điện. Đồng thời Mường La còn là địa bàn để phát triển mở rộng đô thị, phát triển vành đai thực phẩm phục vụ cho nhà máy thủy điện Sơn La với tổng diện tích tự nhiên là 142.205 ha (Theo số liệu kiểm kê năm 1999 và kết quả tổng hợp diễn biến rừng năm 2005), rừng và đất lâm nghiệp 68.992 ha chiếm 48,52% diện tích tự nhiên, độ che phủ của rừng đạt 43,5% tuy nhiên còn phân tán, rừng có trữ lượng thấp và còn lại là cây buị, cỏ tranh, lau lách rất dễ xảy ra cháy rừng. Đứng trước thực trạng quản lý bảo vệ rừng của huyện, UBND huyện Mường La đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện lên phương án Phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm. Việc thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện đã được lãnh đạo và cán bộ của Hạt kiểm lâm Mường La thực hiện tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế. Vì vậy để nhằm góp phần đưa ra những giải pháp tối ưu cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt Kiểm Lâm Mường La tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.

    Phần I
    Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.1. Tình hình công tác PCCCR ở trên thế giới

    Trên thế giới, đến nay đã đưa ra được nhiều phương pháp với những kết quả ứng dụng khác nhau về dự báo cháy rừng. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự mất rừng chính là do cháy rừng gây ra. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm trên thế giới trung bình có khoảng từ 10-15 triệu hécta rừng bị cháy, có những năm con số này còn tăng lên gấp đôi. Những đám cháy rừng điển hình đã xảy ra ở một số nước như sau: Trong hai năm 1993 – 1994 hàng chục nghìn vụ cháy rừng đã thiêu huỷ khoảng 1.590.000 ha. Riêng năm 2000 ở Mỹ bị cháy 2,8 triệu ha, đã phải trả chi phí 15 triệu USD/ ngày trong vòng hơn hai tháng. Tại Hy Lạp liên tục xảy ra cháy từ năm 1998 tới tháng 7 năm 2000 đã gây nên sự quan tâm của thế giới. Riêng tháng 7 và tháng 8 năm 1998 có tới 9.000 vụ cháy lớn nhỏ, thiêu huỷ khoảng 150.000 ha rừng và hàng trăm ngôi nhà bao gồm cả bệnh viện, tiệm ăn, nhà máy, trường học. Trong vòng vài tuần của tháng 7 năm 2000 đã có tới 70.000 ha rừng bị cháy, hai vùng trọng điểm về đa dạng sinh học và vùng Pindo và bán đảo Samos bị tàn phá, tuy nhiên những ảnh hưởng khác tới trường học chưa tính được. ở Australia, năm 1976 – cháy rừng thiêu huỷ 1,7 triệu ha rừng. Ngày 16/2/1983, một vụ cháy đã thiêu huỷ hơn 335.000 ha rừng và đồng cỏ ở bang Victoria làm chết 73 người, hơn 1000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD. Trung Quốc, năm 1987 khoảng 3 triệu ha rừng đã bị cháy
    ở Nga cũng có nhiều nhà nghiên cứu về cháy rừng, nổi bật là ông V.G.nestorop (1939) đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố, khí tượng thuỷ văn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cháy rừng và đề ra phương pháp dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp. Ông đưa ra yếu tố là nhiệt độ lúc 13h trưa (T013) lượng mưa trong ngày, nhiệt độ tối cao với tình hình nguy hiểm cháy rừng trong vùng đó, ông kết luận: Nơi nào nhiệt độ càng cao, lượng mưa ít kéo dài thì độ ẩm không khí càng thấp, dẫn đến vật liệu cháy càng khô thì sẽ phát sinh nạn cháy rừng. Từ đó ông đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá mức độ nguy hiểm cháy rừng cho từng vùng. Ông chỉ ra 5 cấp nguy hiểm cháy rừng, cấp I có giá trị P thấp (P<300) và cấp V thì giá trị P lớn nhất (P>4000), giá trị P càng cao thì nguy cơ sảy ra cháy rừng càng lớn, giá trị P tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số ngày không mưa tỷ lệ nghịch với độ ẩm không khí, lượng mưa/ngày.
    Theo số liệu tổng kết của FAO, Indonexia là nước xảy ra cháy rừng với thiệt hại lớn nhất. Chỉ riêng ở đảo Lalimantan trong năm 1983 có khoảng 3 triệu ha rừng tại vùng Bukit Soeharto bị cháy. Theo báo cáo của Phòng môi trường UNDP tại Hà Nội thì chỉ trong vòng 8 tháng từ 9/1997 – 5/1998 tại Indonexia cháy khoảng gần 1 triệu ha rừng có giá trị lớn, đây là một trong những đại hoả hoạn lớn nhất của thế giới. Hàng triệu tấn sinh khối, bao gồm gỗ, củi và các nông sản bị thiêu huỷ. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, ngành thuỷ sản bị giảm sút, mất mát lớn về đa dạng sinh học, thu nhập của ngành du lịch giảm xuống đáng kể, sức khoẻ của 70 triệu người thuộc các nước trong khu vực bị ảnh hưởng. Các chỉ số về ô nhiễm không khí tăng lên gấp đôi ở nhiều khu vực tại Indonexia và Malaysia. Tổng thiệt hại tính bằng tiền lên tới 6 tỷ USD cho riêng Indonexia và khoảng 10 tỷ USD cho cả khu vực Đông Nam á. Những con số đó mới chỉ cho thấy một cách cơ bản về quy mô thiệt hại mà chưa phản ánh hết được ảnh hưởng của các vụ cháy tới rừng nhiệt đới của Indonexia.
    1.2. Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam
    Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng là do sự thiếu ý thức trong dùng lửa của con người gây nên. Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính gây cháy rừng là do đốt nương làm rẫy gây cháy lan vào rừng khoảng 50 – 60%, ở các tỉnh miền Trung nguyên nhân chính lại là do đốt rừng để tìm phế liệu chiến tranh. Sau đó là do vô ý thức khi sử dụng lửa để đun nấu, sưởi ấm, bắt ong, ngoài ra còn do trẻ em nghịch lửa, do người đi săn bắn, du lịch, nghiên cứu vô ý gây cháy rừng. Có một số vụ cháy do đốt trả thù, đốt với mục đích cá nhân, tuy nhiên rất ít. ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có hiện tượng cháy rừng do sét đánh, nhưng ở các nước ôn đới thì hiện tượng này vẫn thường xuyên sảy ra, nhất là các nước Bắc Mỹ, Canada, Nga có năm chiếm tới 20 – 25% số vụ cháy.
    Tại Việt Nam, người ta đã chia ra 5 cấp nguy hiểm cháy rừng cấp I có giá trị P thấp (P<300) và cấp V thì giá trị P lớn nhất (P>4000), giá trị P càng cao thì nguy cơ sảy ra cháy rừng càng lớn, giá trị P tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số ngày không mưa tỷ lệ nghịch với độ ẩm không khí, lượng mưa/ngày.
    - Mùa cháy rừng xác định bằng biểu đồ giá trị trung bình về lượng mưa tuần trong nhiều năm (10-20 năm) liên tục.
    - Mùa cháy rừng xác định bằng biểu độ giá trị trung bình theo tuần về ngày khô hạn liên tục H quan hệ với chỉ tiêu P về dự báo cháy rừng trong 10-20 năm liên tục.
    Theo tác giả Bế Minh Châu tính đến năm 1999, nước ta còn 10,9 triệu ha rừng, chiếm 32,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng. Diện tích rừng dễ cháy có khoảng 6 triệu ha, bao gồm rừng Thông, Tràm, Bạch Đàn, Phi Lao, Samu, Pơmu.
    Việt Nam trung bình mỗi năm mất khoảng gần 100.000 ha rừng, trong số đó có khoảng 10% là do hậu quả của cháy rừng, chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Huế, các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Trong khi đó, Từ những năm 1960 tới năm 1999 chúng ta mới trồng được 1,5 triệu ha rừng.
    Đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2002 các vụ cháy rừng Tràm ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) đã làm thiệt hại trên 5.500 ha rừng. Chưa kể những tổn thất về tài nguyên, môi trường, chỉ riêng chi phí cho công tác chữa cháy đã lên tới 7-8 tỷ đồng.
    Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Mường La là lực lượng chuyên trách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, để nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng cần nâng cao năng lực cho các cán bộ kiểm lâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực lửa rừng của các cán bộ ở hạt còn ít, đặc biệt việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng chưa được quan tâm nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...