Đồ Án Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên cho không loài người.
    Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, cố định về vị trí, do vậy việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch cụ thể và có sự quản lý hợp lý.
    Quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở nước ta, nhằm bảo vệ quyền sở hữu ở mọi chế độ, đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích, đúng chủ sử dụng. Bất cứ chế độ nhà nước nào ở nước ta cũng đều có các hình thức sở hữu về đất đai. Đối với đất nước Việt Nam với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì tầm quan trọng của đất đai vô cùng lớn. Do đó ngay từ khi ra đời Nhà nước Việt Nam DCCH đã xoá bỏ các luật lệ của nhà nước trước đó và chú trọng xây dựng chủ trương chính sách pháp luật mới đối với đất đai.
    Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 quy định một hình thức sở hữu đất đai. Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”.
    Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
    Luật Đất đai năm 1993 đã nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
    Luật Đất đai 2003 ra đời thay thế cho Luật Đất đai 1993 với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong đó nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính được thực hiện trên phạm vi cả nước. Thực tiễn công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lập hồ sơ địa chính ở mỗi địa phương có những hạn chế khác nhau.
    Quản lý nhà nước về đất đai mà đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trở thành vấn đề quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của chính quyền địa phương các cấp.
    Xuất phát từ thực tế nói trên đồng thời được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, thạc sỹ Hoàng Anh Đức - giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của quận Hải An - thành phố Hải Phòng từ khi có Luật Đất đai đến nay”.
    2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    - Nghiên cứu những quy định của Nhà nước và của ngành về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
    - Tìm hiểu kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của cả nước và thành phố Hải Phòng trong những năm qua.
    - Tìm hiểu và đánh giá kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của quận Hải An – thành phố Hải Phòng từ khi có Luật Đất đai ra đời đến nay.
    - Tìm ra nguyên nhân và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ở cơ sở.
    2.2. Yêu cầu
    - Nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai mà Nhà nước đã ban hành, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
    - Số liệu, tài liệu điều tra phải chính xác, đầy đủ, đảm bảo cơ sở pháp lý, đảm bảo tính khách quan.
    - Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính.
    - Đối chiếu, so sánh được giữa lý thuyết đã học với thực tế, vận dụng để củng cố và nâng cao kiến thức.
    - Những giải pháp và kiến nghị đưa ra phải phù hợp với điều kiện địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...