Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phát triển các sản phẩm cao su của n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU . 2
    CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT . 4
    1.1 Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới: 4
    1.2 Thị trường Trung Quốc: .5
    1.3 Sản xuất cao su thế giới .6
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cao su thế giới 9
    1.5 Chính sách thuế của Trung Quốc .10
    1.6 Thị trường cao su Việt Nam 10
    1.7 Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp ở Việt Nam .13
    CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO SU TRONG NƯỚC . 15
    2.1 §¸nh gi¸ chung vÒ t×nh s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm cao su : 15
    2.2 Thùc tr¹ng c«ng nghÖ sản xuất lốp ô tô .19
    CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI 26
    3.1 Xu hướng phát triển công nghệ lốp ô tô trên thế giới hiện nay .26
    3.2 Mô tả công nghệ 30
    CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 38
    4.1. Nhu cầu các sản phẩm cao su: 38
    4.2 Định hướng phát triển và dự kiến đầu tư .41
    CHƯƠNG V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP . 43
    KẾT LUẬN . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47
    PHỤ LỤC 48
    2
    MỞ ĐẦU

    Theo ước tính từ Tổ chức nghiên cứu Cao su Quốc tế (Internatinal Rubber
    Study Group, IRSG), năm 2009 thế giới tiêu thụ khoảng 20,73 triệu tấn cao su,
    giảm khoảng 6% so với năm 2008; trong đó tiêu dùng cao su tự nhiên đạt 9,56
    triệu tấn, giảm 5,2% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất
    phát từ suy thoái kinh tế toàn cầu và ngành công nghiệp ô tô thế giới.
    Năm 2009, nhằm bảo hộ nền công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su
    trong nước, Mỹ đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm săm lốp có nguồn gốc từ
    Trung Quốc lên đến 35%. Cũng chính trong năm 2009, Trung Quốc vượt Mỹ để
    trở thành quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ cao su trên thế giới với mức tiêu thụ
    khoảng 6 triệu tấn cao su, tăng 7,2% so với năm 2008. Nguyên nhân trực tiếp
    dẫn đến mức tăng trên xuất phát từ tăng trưởng doanh số 46% tiêu thụ xe hơi tại
    nước này. Chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cao su tự nhiên của
    Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 mang lại ảnh hưởng tích cực cho
    thị trường cao su thế giới.
    Năm 2009, diện tích cao su của Việt Nam đạt 674.200 ha, tăng 6,8% so với
    năm 2008. Sản lượng cao su đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008. Đông
    Nam Bộ tiếp tục là vùng sản xuất cao su chủ lực của Việt Nam với sản lượng
    chiếm khoảng 80% tổng sản lượng cả nước.
    Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 726 ngàn tấn, tăng
    10,3% so với năm 2008 với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD.
    Ngành cao su Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về quy mô sản xuất và thứ 4
    thế giới về sản lượng cao su xuất khẩu. Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày
    03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch phát triển ngành
    cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 thì quan điểm phát triển của
    ngành cao su là áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao năng
    suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị
    trường. Tăng cường sử dụng cao su cho các nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Việc sử dụng cao su chế phẩm trong nước nhằm nâng cao giá trị sản phẩm
    cao su, giảm bớt việc xuất khẩu nguyên liệu thô, đồng thời tiết kiệm được một
    lượng lớn ngoại tệ mà chúng ta phải nhập khẩu cao su sau chế biến.
    Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp nội địa có kết quả sản xuất kinh doanh
    khá sáng sủa trong năm 2009. Tuy nhiên các kết quả này không ổn định qua
    từng năm. Một phần là do công nghệ, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của
    các sản phẩm chất lượng cao nên gặp khó khăn trong xuất khẩu và cạnh tranh
    với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, một phần nữa là do tình trạng gian
    lận thương mại xảy ra khá phổ biến trên thị trường săm lốp Việt Nam.
    Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất săm lốp ô tô, xe máy trong nước cần có
    kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao như lốp radial cũng như mở
    rộng sản xuất và đầu tư các công nghệ hiện đại mới cải thiện và ổn định thị
    trường sản phẩm cao su trong nước thời gian tới.
    Đề tài “Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật
    phát triển các sản phẩm cao su của ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam” đã
    đánh giá tổng quan và phân tích các nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước để
    sản xuất các sản phẩm cao su; đánh giá công nghệ sản xuất sản phẩm cao su
    trong nước và thế giới nhằm đưa ra các định hướng phát triển và đề xuất các
    biện pháp phát triển công nghệ, thị trường sản phẩm cao su ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...