Luận Văn Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:
    “Việt Nam cất cánh từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam
    chiếm 30 % giá trị xuất khẩu và 25 % trong tổng GDP quốc gia và 76 % dân số
    sống ở nông thôn” (Báo cáo điều chỉnh quy hoạch của tỉnh Sóc Trăng đến 2010).
    Vì thế phát triển nông nghiệp nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế.
    Vấn đề hiện nay là làm thế nào để tăng thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn
    vị diện tích, giải quyết vấn đề công ăn việc làm và đảm bảo sản xuất nông nghiệp
    mang tính bền vững là đòi hỏi mang tính khách quan và cấp thiết.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xóa bỏ thế độc canh cây lúa sang luân
    canh với loại cây trồng thích hợp nhằm phát huy đầy đủ lợi thế so sánh về tiềm
    năng đất đai, khí hậu, kinh nghiệm truyền thống cùng với quá trình thúc đẩy việc
    áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất để tạo ra khối
    lượng hàng hóa lớn, phẩm chất tốt, giá thành hạ đồng thời mang tính cạnh tranh
    trên thị trường là một định hướng lớn cũng là giải pháp cho vấn đề cần quan tâm.
    Trong vài năm gần đây một số mô hình chuyển dịch đã bước đầu mang lại
    hiệu quả. Thành tựu của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã tác động
    tích cực đến nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, khu vực I
    có tốc độ tăng bình quân trên 15 %/năm - trong đó nông nghiệp tăng 4,36%, lâm
    nghiệp tăng 9,38 % và ngư nghiệp tăng 27,43 %. Diện tích trồng lúa các loại
    giảm qua các năm từ 348.764 ha (2001), 321.622 ha (2005) đến 325.464 ha
    (2007) thay vào đó diện tích các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng
    lên đáng kể nếu năm 2001 là 37.671 ha thì đến cuối năm 2007 con số này tăng
    lên 48.399 ha nhưng sản lượng các loại đều tăng do áp dụng nhiều tiến bộ khoa
    học kỹ thuật vào trong sản xuất (Niên Giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2006,
    Phòng Kinh tế ). Điều đáng ghi nhận là trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa
    vụ và cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đã được bố trí phù hợp hơn. Nhiều cây
    trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao
    hiệu quả và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Việc chuyển đổi sản xuất “độc
    canh cây lúa” sang mô hình tôm - lúa, lúa - cá, lúa - màu, đã đem lại hiệu quả
    rõ rệt. GDP bình quân đầu người (theo giá cố định năm 1994) tăng lên đáng kể,
    nếu năm 2000 là 3.464 (1000đ), sau 1 năm tăng lên 3.655 (1000đ) và tính đến
    cuối năm 2006 con số này đạt 5.945 (1000đ).

    Nếu so sánh với giai đoạn trước đây, ngành kinh tế nông nghiệp của Sóc
    Trăng đã có những thay đổi lớn lao cả về khả năng sản xuất và cơ cấu nhưng
    dường như sự thay đổi đó vẫn tiềm ẩn một sự thiếu bền vững và kém hiệu quả.
    Vấn đề đặt ra là cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay đang vận động theo xu
    hướng nào? Xu hướng ấy có phù hợp hay không? Cần định hướng và tiếp tục
    điều chỉnh như thế nào để hướng tới một cơ cấu có hiệu quả cao.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nên em chọn đề tài
    “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp
    phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp nhằm đạt được
    sự hiểu biết một cách đầy đủ hơn về vấn đề.



    MỤC LỤC

    Trang
    Mục lục .ii
    Danh sách biểu bảng iii
    Danh sách hình . iv
    Danh sách từ viết tắt .v
    Tóm tắt .vi
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .1
    1.1.1. Sự cần thiết của đề tài .1
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu .4
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 4
    1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết .5
    1.5. Lược khảo tài liệu .5
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU
    2.1. Phương pháp luận .8
    2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 8
    2.1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước . 13
    2.1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước .20
    2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 21
    2.1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất .22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .23
    2.2.2. Phương pháp phân tích 23
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
    NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG 26
    3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
    và những nhân tố ảnh hưởng .26
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. . 26
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .29
    3.1.3. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp 32
    3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .37
    3.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .37
    3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình lúa sang lúa đặc sản
    và lúa sang lúa màu 48
    3.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 67
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
    KINH TẾ NÔNG NGHIỆP . 72
    4.1. Giải pháp về quy hoạch 73
    4.2. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 73
    4.3. Giải pháp về vốn đầu tư 74
    4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản 76
    4.5. Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ 77
    4.6. Giải pháp về cơ chế chính sách 79
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 82
    5.1. Kết luận .82
    5.2. Kiến nghị 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...