Luận Văn Đánh giá thực trạng chính sách tỷ giá của NHNN từ năm 2009 đến nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Cơ sở lý luận
    1. Khái niệm chính sách tỷ giá
    Khái niệm: Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ mà đại diện thường là NHTW thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
    2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá
    + Ổn định giá cả
    P = α . PD + (1- α ) . E. P*M
    P: Mức giá cả của hàng hóa chung của nền kinh tế
    α: Tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước
    1- α: Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu
    PD: Mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
    P*M: Mức giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
    E: Tỷ giá ( số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ)
    Khi phá giá nội tệ = > E ↑ => E . P*M ↑ => P ↑
    Khi nâng giá nội tệ = > E ↓ => E . P*M ↓ => P ↓
    + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ
    Y = C + I + G + X – M
    Y: Sản lượng nền kinh tế X: Xuất khẩu
    C: Tiêu dùng M: Nhập khẩu
    I: Đầu tư
    Trong các điều kiện nhất định:
    Phá giá nội tệ => X↑ M ↓ => Y ↑, U ↓
    + Cân bằng cán cân vãng lai
    CA = TB + SE + IC + Tr
    CA : Cán cân vãng lai SE: Cán cân dịch vụ
    TB: Cán cân thương mại IC: Cán cân thu nhập
    Tr: Chuyển giao vãng lai 1 chiều
    E tác động trực tiếp đến nhập khẩu, xuất khẩu => tác động lên CA
    Chính sách định giá thấp nội tệ: X↑ M ↓ => Cải thiện CA từ thâm hụt về cân bằng
    Chính sách định giá thấp nội tệ: X ↓ M ↑ => Cải thiện CA từ thâm hụt về cân bằng => Điều chỉnh CA từ thặng dư về cân bằng hay thâm hụt
    Chính sách tỷ giá cân bằng => Cân bằng X, M => CA cân bằng tự động
    3. Các công cụ của chính sách tỷ giá
    Nhóm công cụ trực tiếp
    + Phá giá tiền tệ là việc chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ trong chế độ tỷ giá cố định. Biểu hiện là tỷ giá được điều chỉnh tăng so với mức mà chính phủ đã cam kết
    + Nâng giá tiền tệ: là việc Chính phủ tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ khác trong chế độ tỷ giá cố định. Biểu hiện là tỷ giá được điều chỉnh giảm so với mức mà chính phủ đã cam kết.
    + Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối:
    NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông
    + Biện pháp kết hối: là biện pháp Chính phủ yêu cầu các DN sau khi có ngoại tệ phải bán lại cho các NHTM (một phần hoặc toàn bộ) để tránh tình trạng nắm giữ làm căng thẳng tình hình tỷ giá. Mục đích chính là tăng Cung ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giảm áp lực phá giá nội tệ.
    + Quy định hạn chế: đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế mục đích, số lượng và thời điểm mua ngoại tệ. Mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ tỷ giá ổn định
    Nhóm công cụ gián tiếp
    + Lãi suất tái chiết khấu: Khi NHTW mức lãi suất tái chiết khấu, mặt bằng lãi suất thị trường, thu hút vốn ngoại tệ, làm tăng giá đồng nội tệ .
    + Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế NK, Cầu ngoại tệ giảm , nội tệ tăng giá
    + Hạn ngạch: Hạn ngạch làm hạn chế NK, có tác dụng tương tự thuế quan
    + Giá cả: Chính phủ có thể áp dụng Trợ giá XK, lượng hàng hóa XK tăng, tăng cung ngoại tệ. Nội tệ lên giá.
    Chính phủ bù giá cho hàng NK. Tăng nhập khẩu, làm đồng nội tệ lên giá
    Các công cụ đặc biệt
    + Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: Khi ngoại tệ khan hiếm trên BOP, NHTW có thể tăng dự trữ bắt buộc đối với huy động vốn bằng ngoại tệ của các NHTM. NHTM hạ lãi suất huy động ngoại tệ, người dân sẽ bán ngoại tệ để nắm giữ nội tệ. Làm tăng cung trên BOP
    + Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
    + Quy định trạng thái ngoại tế đối với các NHTM
    II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 2009 đến nay
    1. Chính sách tỷ giá năm 2009
    1.1. Diễn biến tỷ giá và chính sách tỷ giá năm 2009
    1.1.1. Giai đoạn từ đầu năm 2009 đến tháng 24/11/2009: tỷ giá liên tục tăng
    Xu hướng của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND với USD, tỷ giá ở NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động mà NHNN công bố.
    Tỷ giá biến động mạnh trên cả thịtrường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể: Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 - 17.700, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn TT tự do cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng -Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 . -Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD,có lúc đạt đỉnh 20.000.
    Đầu năm 2009, tỷ giá trên thị trường tự do xa rời tỷ giá tỷ chính thức, do áp lực cung cầu trên thị trường ngoại tê. Nhập siêu có xu hướng tăng trở lại, hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân, DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng, khiến giá USD trên thị trường tăng mạnh. Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho cácDN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vayđược mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khaigói kích cầu. Do việc khan hiếm nguồn USD các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải thụ phí khi mua tại ngân hàng thương mại. tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tằng càu và giảm cung USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày.
    [​IMG]
    Trước tình hình này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, áp dụng từ ngày 24/03/2009 nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch; tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), thống nhất giảm lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ, duy trì lãi suất VND ở mức hợp lý để tạo sự hấp dẫn cho việc nắm giữ VND. Kể tư ngày 1/6/2009 lãi suất cho vay ngoại tệ từ 3-3.5%/năm nhằm giúp giảm áp lực dư nợ VND.
    1.1.2. Giai đoạn từ 25/11/2009 đến cuối năm 2009: tỷ giá bắt đầu giảm về mức 18.500 USD/VND
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...