Luận Văn Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 2/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Mở đầu

    Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển.
    Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền ấy tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó. Ra khỏi lãnh thổ quốc gia, đồng bản tệ phải thích nghi với những quy định và thông lệ quốc tế mới có tác dụng trao đổi.
    Để bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ giá trị đồng tiền của mình trong giao lưu quốc tế, ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước Việt Nam đã ban hành chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cách mạng.
    Từ tháng 9-1945 đến tháng 4-1946, chính phủ ta đã có biện pháp kiên quyết nhưng mềm dẻo chống lại tỷ giá kiểu "ăn cướp" của đồng Quan kim, Quốc tệ do quân đội Tưởng Giới Thạch đem vào miền Băc Việt Nam trong lúc phía đồng minh uỷ quyền họ vào giải giáp quân đội Nhật.
    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã có biện pháp đấu tranh tỷ giá, đấu tranh trận địa với tiền địch. Cuối cùng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã quét sạch tiền Đông Dương ở những vùng mới giải phóng, thống nhất lưu hành giấy bạc Ngân hàng Việt Nam trên một nửa đất nước.
    Sau khi miền Bắc được giải phóng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã đặt quan hệ vay nợ, nhận viện trợ và quan hệ thanh toán với các nước XHCN rồi mở rộng quan hệ ngoại hối với nhiều nước khác trên thế giới.
    Trong những năm đánh Mỹ, đánh nguỵ (1965-1975), ta đã có nhiều biện pháp "chế biến" các loại ngoại tệ do quốc tế viện trợ để chi viện cho Chính phủ cách mạng lâm thời. Cộng hoà miền Nam Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. Sau đại thắng mùa xuân năm 1974 ta đã quét sạch tiền nguỵ, cho lưu hành một đồng tiền thống nhất trong cả nước. Trong giai đoạn lịch sử ấy có công lao đóng góp của ngành ngân hàng nói chung và công tác quản lý ngoại hối nói riêng.
    Ngành ngân hàng cùng với sự đổi mới chung của toàn đất nước, đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế. Là người đại diện cho Nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những chính sách điều hành và quản lý các công cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả. Đặc biệt là chính sách quản lý dự trữ ngoại hối.
    Bản tiểu luận với nhan đề "Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị" chỉ xin trình bầy giới hạn công tác quản lý ngoại hối trong thời gian từ năm 2001 trở lại đây.
    Với kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn nhiều thiếu sót, em mong thầy cô, các bạn quan tâm đóng góp, giúp đỡ để em hoàn thiện hơn những kiến thức này và có sự hiểu biết sâu rộng hơn.
    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành bài tiểu luận này.
    Mục lục
    Mở đầu 1
    Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ quản lý ngoại hối 2
    1. Khái niệm 2
    2. Vai trò của quản lý ngoại hối 3
    3. Mục đích quản lý ngoại hối 4
    3.1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 4
    3.2. Bảo tồn dự trữ ngoại hối Nhà nước 4
    3.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 4
    4. Cơ chế quản lý tỷ giá 5
    4.1. Cơ chế tự do tỷ giá 5
    4.2. Cơ chế quản lý tỷ giá 5
    4.2.1. Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý tỷ giá hoàn toàn 5
    4.2.2. Cơ chế quản lý tỷ giá có điều tiết 5
    5. Hoạt động ngoại hối của NHNN 6
    5.1. Hoạt động mua bán ngoại hối 6
    5.1.1. Mua bán trên thị trường trong nước 6
    5.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế 7
    5.2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN 7
    Chương II Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối
    những năm đầu thế kỷ 21 9
    A. Những mặt tích cực 10
    1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ 10
    2. Về chính sách tỉ giá 11
    3. Về công cụ dự trữ bắt buộc 12
    4. Về chính sách kết hối 12
    5. Về quy định trạng thái ngoại tệ 13
    6. Về chính sách kiều hối 13
    B. Những yếu kém bất cập 14
    1. Về điều hành chính sách lãi suất 14
    2. Về điều hành chính sách tỷ giá 14
    3. Về công cụ dự trữ bắt buộc 15
    4. Về dịch vụ kiều hối 15
    5. Về nguồn nhân lực 15
    Chương III. Những giải pháp kiến nghị trong
    hoạt động quản lý ngoại hối 16
    Kết luận 20
    Tài liệu tham khảo 21
    Mục lục 22
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/63525a5053505252/DA055.doc.file[/charge]
     
Đang tải...