Tiến Sĩ Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
    ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng
    cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế
    đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại.
    Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là
    chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế
    bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, đó là
    những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện
    tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tỷ lệ bệnh
    tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp[11].
    Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 1050 bệnh viện, hơn
    10000 trạm y tế xã cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ
    sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này thải ra lượng rác thải y tế khổng lồ, riêng chất
    thải rắn là hơn 400 tấn mỗi năm (Bộ Y tế, 2007)[11]. Tuy nhiên với lượng rác thải
    khổng lồ mới chỉ có 1/3 được đốt bằng lò hiện đại, số còn lại được thiêu ngoài trời,
    đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung
    dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh rất cao[9]. Trước thực
    trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng bức xúc thì việc trang bị
    cho các bệnh viện, trạm y tế các kiến thức cũng như trang thiết bị để xử lý rác thải y
    tế là nhu cầu cấp bách hiện nay [8].
    Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía
    Bắc nên trong những năm qua không chỉ công tác nâng cao chất lượng khám chữa
    bệnh mà được sự quan tâm của Bộ Y tế, UBND tỉnh đã đầu tư nâng cấp chất lượng
    các hệ thống xử lý nước thải, rác thải đặc biệt là tại các Bệnh viện có quy mô lớn
    với lượng bệnh nhân thường xuyên cao như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
    Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên[14]. Tuy nhiên nhằm nâng cao chất lượng

    2
    môi trường tại các bệnh viện thì ngoài các hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn còn cần
    phải có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự
    nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường và Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học - Trường
    Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
    Thế Hùng, tôi tiến hành luận văn: "Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường Bệnh
    viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên".
    2. Mục tiêu đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá thực trạng chất lượng và công tác quản lý môi trường và đề xuất
    được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại Bệnh viện Đa khoa
    Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên.
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá được thực trạng môi trường chất thải rắn và nước thải phát sinh từ
    bệnh viện.
    - Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt
    động bảo vệ môi truờng tại bệnh viện
    - Đánh giá được hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y
    tế bệnh viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý môi
    trường tại bệnh viện.
    3. Yêu cầu đề tài
    - Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm bảo độ
    tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi trường và
    công tác quản lý môi trường tại bệnh viện.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
    4. Ý nghĩa đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây ô
    nhiễm của chất thải Y tế tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của tỉnh

    3
    Thái Nguyên. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học,
    điều tra về công tác quản lý chất thải y tế Bệnh viện và giúp cho các nhà quản lý về
    môi trường có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường Y tế của
    một số bệnh viện tỉnh Thái Nguyên.
    Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của ngành Y tế, đưa ra những định hướng
    đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.








    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH .xi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài .1
    2. Mục tiêu đề tài .2
    2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu .2
    3. Yêu cầu đề tài 2
    4. Ý nghĩa đề tài 2
    4.1. Ý nghĩa khoa học 2
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
    1.1. Cơ sở khoa học .4
    1.1.1. Cách xác định chất thải y tế .4
    1.1.2. Khuynh hướng phát thải chất thải y tế 5
    1.1.2.1. Đối với chất thải y tế chung 5
    1.1.2.2. Chất thải y tế nguy hại 5
    1.1.3. Nguồn và phân loại chất thải y tế .6
    1.1.3.1. Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): .6
    1.1.3.2. Nhóm chất phóng xạ .6
    1.1.3.3. Nhóm chất thải hoá học 6
    1.1.3.4. Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất 6
    1.1.3.5. Nhóm chất thải sinh hoạt 7

    iv
    1.1.4. Khối lượng chất thải phát sinh .7
    1.1.5. Thành phần chất thải bệnh viện 8
    1.1.6. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ 9
    1.1.6.1. Tác hại của chất thải y tế đối với sức khoẻ 9
    1.1.6.2. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường .11
    1.2. Cơ sở pháp lý 11
    1.3. Cơ sở thực tiễn .14
    1.3.1. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam .14
    1.3.2. Phát sinh chất thải y tế .15
    1.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế .15
    1.3.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế .16
    1.3.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế 18
    1.3.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế .19
    1.3.4. Xử lý chất thải y tế .22
    1.3.4.1. Thực trạng công tác xử lý chất thải y tế tại Việt Nam 22
    1.3.4.2. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế 24
    1.3.4.3. Các phương pháp xử lý nước thải y tế .26
    1.3.5. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế .28
    1.4. Cơ sở nghiên cứu 29
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .31
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .31
    2.2. Nội dung đề tài .31
    2.2.1. Tổng quan về bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên và bệnh viện A Thái Nguyên31
    2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải phát sinh 31
    2.2.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo
    vệ môi trường tại Bệnh viện 31

    v
    2.2.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên bệnh
    viện về thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế .31
    2.2.5. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
    lý môi trường tại bệnh viện 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.3.1. Phương pháp quan sát trực quan và đánh giá bằng bảng thang điểm 32
    2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra 33
    2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu và so sánh 34
    2.3.3.1. Phân tích mẫu rác thải: cân định lượng mẫu rác thải y tế theo kế hoạch 34
    2.3.3.2. Phân tích mẫu nước thải: .34
    2.3.4. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu 34
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .35
    3.1. Thông tin chung về bệnh viện .35
    3.1.1. Thông tin chung Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên .35
    3.1.2. Thông tin chung Bệnh viện A Thái Nguyên .35
    3.2. Đánh giá thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải phát sinh
    từ bệnh viện .36
    3.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa
    TW Thái Nguyên .36
    3.2.1.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn 36
    3.2.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải .43
    3.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải phát sinh tại Bệnh viện A
    Thái Nguyên .49
    3.2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn 49
    3.2.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải .54
    3.2.3. Đánh giá chung thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải tại bệnh viện
    Đa khoa Trung ương và bệnh viện A Thái Nguyên 58
    3.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ
    môi trường tại Bệnh viện .59

    vi
    3.3.1. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư tại Bệnh viện Đa khoa Trung
    ương Thái Nguyên .59
    3.3.1.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện 59
    3.3.1.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện Đa
    khoa Trung ương Thái Nguyên 60
    3.3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư cho BVMT tại Bệnh viện A
    Thái Nguyên 61
    3.3.2.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện 61
    3.3.2.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện A
    Thái Nguyên 62
    3.3.3. Đánh giá chung công tác đầu tư và quản lý môi trường tại bệnh viện Đa khoa
    Trung ương Thái Nguyên và bệnh viện A Thái Nguyên 62
    3.3.3.1. Đánh giá chung công tác đầu tư tại 2 bệnh viện 62
    3.3.3.2. Đánh giá chung công tác quản lý môi trường tại 2 bệnh viện 64
    3.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh
    viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện .65
    3.4.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh
    viện trong bảo vệ môi trường tại bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên .65
    3.4.1.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế về quy chế
    quản lý chất thải y tế 65
    3.4.1.2. Đánh giá thái độ của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện trong thực hiện quy
    chế quản lý chất thải y tế .70
    3.4.2. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh
    viện thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện A Thái Nguyên 71
    3.4.2.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên về quy chế
    quản lý chất thải y tế tại bệnh viện .71
    3.4.2.2. Đánh giá thái độ của cán bộ, nhân viên và vệ sinh viên trong thực hiện quy
    chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 76

    vii
    3.4.3. Đánh giá chung sự hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh
    viên tại 2 bệnh viện .77
    3.5. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý
    môi trường tại bệnh viện 78
    3.5.1. Giải pháp công nghệ 78
    3.5.2. Giải pháp về nhân lực 79
    3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu lực của chủ thể quản lý 79
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .80
    1. Kết luận .80
    2. Kiến nghị .81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .82
    I. Tài liệu tiếng Việt 82
    II. Tài liệu tiếng Anh .83
    III. Tài liệu Internet .84
     
Đang tải...