Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng chất dinh dưỡng dưới các trạng thái rừng trồng khác nhau tại Núi Luốt - Xuân Mai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    “Đất là lớp tơi xốp của lớp vỏ trái đất có khả năng tạo ra sản phẩm của cây trồng”, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường đất được coi là cả một thế giới sinh động, một hệ sinh thái phức tạp có quy luật phát sinh và phát triển theo không gian và thời gian. Trong quá trình phát triển đó, ngoài các yếu tố phát sinh nội tại thì đất còn chịu sự ảnh hưởng của quần xã thực vật.
    Rừng và đất rừng có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đây là lĩnh vực nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Có thể nói, đất rừng là tấm gương phản ánh các hoạt động sống xảy ra trong rừng: chuyển hóa năng lượng, tích lũy, trao đổi chất .
    Một trong những nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng là tính chất đất, đặc biệt là chất dinh dưỡng trong đất. Trong quá trình phân giải và chuyển hóa, chất dinh dưỡng khoáng thường tập trung ở tầng đất mặt. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau thì sinh trưởng và phát triển của cây rừng sẽ khác nhau và ngược lại sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng cũng ảnh hưởng rất lớn tới hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất.
    Việc nghiên cứu, đánh giá chất dinh dưỡng trong đất là vấn đề phức tạp và khá mới mẻ trong điều kiện đất đai và rừng trồng Việt Nam. Những năm gần đây, trồng rừng cải tạo đất được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, chất dinh dưỡng trong đất bị suy giảm mạnh dẫn đến đất bị suy thoái, mất dần khả năng sản xuất. Theo số liệu điều tra thì ngày nay chất dinh dưỡng giảm đi đáng kể, đất đồi núi rất hiếm nơi nào có tỷ lệ hữu cơ 3 - 4%, lân tổng số 0,3 – 0,4%, dung tích hấp thụ cao với trị số 20 - 30% miliđương lượng, những con số này hiện nay chỉ còn ở đất feralit. Nguyên nhân là do phá rừng làm nương rẫy, quá trình canh tác không hợp lý, sử dụng phân bón một cách bừa bãi, phương thức khai thác không phù hợp, hoặc trồng rừng chưa chú ý tới bảo vệ đất .
    Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm núi Luốt thuộc địa bàn quản lý của trường Đại học Lâm nghiệp. Đây là nơi lý tưởng phục vụ cho việc thực hành, thực tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên cũng như các cán bộ công nhân viên trong trường. Tại đây, rừng được trồng dưới nhiều trạng thái khác nhau. Trước đây, hoàn toàn là các rừng thuần loài keo, thông, bạch đàn .sinh trưởng và phát triển khá tốt và đồng đều.
    Trong 1 vài năm gần đây, với mục đích bổ sung vào danh mục cây trồng tại khu vực, đồng thời nâng cao độ che phủ và cải tạo tầng tán, các nhà kĩ thuật lâm sinh đã đưa vào trồng thêm một số loài cây bản địa dưới tán. Đánh giá về chất lượng cho thấy sinh trưởng của cây rừng tại các vị trí là không đồng đều. Điều này cho thấy, rừng tại khu vực phần nào đã bị ảnh hưởng bởi các tác động của con người, hoặc chịu sự tác động bởi các nhóm nhân tố sinh thái, đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng đất.
    Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để có thể bảo vệ, cải tạo chất lượng của rừng trồng, đồng thời nâng cao độ phì và chất dinh dưỡng trong đất đang là vấn đề quan tâm lớn hiện nay đối với khu vực nghiên cứu.
    Cũng từ những lí do đó, để góp phần vào nghiên cứu chất dinh dưỡng trong đất và đề xuất các giải pháp có hiệu quả cao, tôi đã mạnh dạn tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp:
    Đánh giá thực trạng chất dinh dưỡng dưới các trạng thái rừng trồng khác nhau tại Núi Luốt - Xuân Mai - Chương Mĩ - Hà Nội”.














    PHẦN I
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Chất dinh dưỡng trong đất là yếu tố quan trọng không thể tách rời khi nghiên cứu về đất rừng. Cây rừng lấy chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển, đồng thời cũng làm thay đổi các tính chất đó của đất. Xung quanh việc nghiên cứu tác động qua lại hai chiều này, đã có rất nhiều các công trình lớn phải kể đến.
    1.1. Trên thế giới
    Năm 1962, VM.Fridland đã tiến hành nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng trong đất ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã phân tích 35 nguyên tố vi lượng trong đất bằng phương pháp quang phổ với độ nhạy 1/10000 kết quả là 1 số nguyên tố không phát hiện thấy hoặc chỉ có ở mức vạch. Các nghiên cứu về vi lượng trong đất còn rất ít và chưa có nhiều thành tựu lớn đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp.
    Năm 1968, Các vấn đề dinh dưỡng thực vật, Dz.P.Samklif nhận xét: ”Khi nồng độ PO[SUB]4[/SUB][SUP]-[/SUP], PO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] trong dung dịch đất cao, trong khi sự xâm nhập ion NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] thì ngược lại. Trong các đất axit tích lũy các dạng Al[SUP]3+[/SUP], Mn[SUP]2+[/SUP] di động ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất giữa tế bào rễ và dung dịch đất. Dzhikuklai cho rằng: “Thường là các đặc điểm lý tính của đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự hút dinh dưỡng của cây lâu năm mạnh hơn là thành phần hóa học đất, hơn nữa các nhân tố lý tính này được phản ánh vào các tài liệu phân tích hóa học của cây”.
    Theo Harper (1974): Hàm lượng đạm tổng số trong đất nhiều khi khá lớn nhưng cây trồng vẫn bị đói đạm bởi vì hàm lượng đạm dễ tiêu rất thấp. Lúc đầu sự cố định đạm của cây chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển nên phải cần đến đạm của đất. Nếu hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất thấp không đủ cho cây sử dụng thì cây sẽ bị lão hóa nhanh và không hình thành nốt sần.
    Năm 1987, Basu.P.K&Aparajita Mandi nghiên cứu ảnh hưởng của rừng bạch đàn lai với tính chất đất rừng. Kết quả cho thấy độ phì đất dưới rừng bạch đàn đã được cải thiện thay đổi theo tuổi của cây rừng. Chất hữu cơ và dung lượng cation trao đổi tăng đáng kể, trong khi đó đạm tổng số tăng rất ít. Ngược lại độ chua của đất lại giảm đi so với ban đầu.
    Năm 1989, Chakraborty.R.N và Chakraborty.D đã nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4. Các tác giả cho rằng rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như: độ chua đất biến đổi từ 5,9 - 7,6, khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9 lên 32,7, chất hữu cơ tăng từ 0,82% lên 2,7%, đạm tăng từ 0,36% lên 0,5% và đặc biệt màu sắc của đất cũng biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu.
    Năm 1993, Marquez.O, Hernander.R, Torres.A và Fanco.W nghiên cứu chất dinh dưỡng trong đất dưới rừng Tếch trồng thuần loài ở các tuổi 2, 7, 12. Tác giả cho thấy đất dưới các rừng trồng Tếch ở các tuổi khác nhau đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là lượng Ca[SUP]2+[/SUP], Mg[SUP]2+[/SUP], pH và dung lượng cation trao đổi đạt cao nhất ở rừng Tếch 12 tuổi. Tuy nhiên lượng lân dễ tiêu lại giảm một cách rõ rệt theo tuổi, trong khi đó lượng kali dễ tiêu lại biến động tăng đáng kể.
    Năm 1998, Alfredson.H, Condron.L.M, Clarholm.M & Davis.M.R nghiên cứu về sự biến đổi độ chua của đất và chất hữu cơ khi chuyển hình thức và sử dụng đất từ đất trảng cỏ che phủ sang rừng lá kim. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng sau 17 năm trồng rừng lá kim thì đạm tổng số, cation trao đổi giảm, độ chua thay đổi tăng ở tầng 20 - 30cm. Tác giả cũng cho rằng Al[SUP]3+[/SUP] di động và độ chua trao đổi là những yếu tố dễ bị thay đổi do việc trồng rừng.
    Những công trình này mới chỉ là những bước đầu nghiên cứu hàm lượng một số nguyên tố hóa học tồn tại trong đất, mang tính định tính, còn rất nhiều hạn chế và không đồng bộ. Cách tiếp cận chủ yếu phổ biến là nghiên cứu đặc điểm tính chất của đất dưới một trạng thái rừng hoặc loài cây nào đó nên không thể áp dụng các kết quả nghiên cứu một cách rộng rãi trong thực tiễn.
    Những năm gần đây thì nghiên cứu dinh dưỡng trong đất là lĩnh vực nghiên cứu thu hút nhiều nhà khoa học, có hướng nghiên cứu theo chiều sâu và đầu tư hơn.
    Trong những năm gần đây Trung Tâm Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng bạch đàn, keo thuần loài trên các lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
    Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trường đại học Illinois ở Urbana - Champaign và 8 viện khoa học khác đã làm rõ được vấn đề chất dinh dưỡng trong đất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố cây trong rừng nhiệt đới. Sau đó, các nhà khoa học so sánh bản đồ phân bố của 10 chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với bản đồ loài cây của tất cả các cây với đường kính hơn 1 cm. Kết quả là mỗi khu vực rất khác biệt với nhau, nhưng tại mỗi khu vực, các nhà khoa học đã tìm ra được bằng chứng cho thấy rằng, thành phần của đất ảnh hưởng một cách đáng kể nơi những loài cây nào đó mọc: Sự phân bố không gian của từ 36 đến 51% loài cây có mối quan hệ rất lớn với sự phân bố của chất dinh dưỡng trong đất.
    1.2. Ở Việt Nam
    Tại Việt Nam có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất rừng, song những thành tựu đầu tiên phải kể đến là sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bình (1968, 1970, 1979, 1986). Tác giả đã tổng quát những đặc điểm cơ bản của đất dưới các đai rừng, kiểu rừng, loại rừng ở miền Bắc Việt Nam. Những nghiên cứu đó cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây rừng và ngược lại, mỗi loại rừng lại có khả năng tích lũy chất hữu cơ một cách khác nhau. Tác giả còn nghiên cứu về quá trình tích lũy chất hữu cơ trong đất rừng, đặc điểm về thành phần mùn trong các loại đất rừng, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đất rừng khác nhau đến quá trình tích lũy chất hữu cơ và đặc điểm thành phần mùn của đất.
    Năm 1985, Ngô Đình Quế khi nghiên cứu đặc điểm đất trồng Thông nhựa và ảnh hưởng của thông nhựa tới độ phì đất đã cho kết quả như sau: Sau 8 - 10 năm trồng, Thông nhựa bước đầu cho thấy tính chất hóa học đất có sự thay đổi nhưng không nhiều, khả năng tích lũy mùn ở rừng thấp, độ chua thủy phân tăng. Tuy nhiên lý tính của đất được cải thiện đáng kể.
    Bên cạnh những nghiên cứu về nhóm các chỉ tiêu đa lượng của đất thì những nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng ở trong nước cũng giống như trên thế giới, các công trình nghiên cứu còn có nhiều hạn chế. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này có Vũ Cao Thái (1977), Phan Đình Thái (1983). Kết quả thu được như sau:
    - Mangan (Mn): Tỷ lệ Mn biến động 0,001- 0,03%, hàm lượng Mn có trị số cao ở đất Feralit mùn trên núi đá, đất nâu đỏ trên núi đá vôi, bazan. Hàm lượng Mangan dễ tiêu Mn[SUP]2+[/SUP] trong khoảng <1mg/100g đất với đất bạc màu, đất phèn còn tới khoảng 4mg/100gđất với đất phát triển trên đá vôi.
    - Kẽm (Zn): Tỷ lệ khá cao trong đất khoảng 0,01 - 0,03% đặc biệt tầng đất mặt. Tuy nhiên, kẽm dễ tiêu khá thấp trung bình khoảng 0,08ppm.
    - Đồng (Cu): Tỷ lệ có mặt trong tất cả các đất khoảng 0,002%
    - Bo: Hàm lượng rất thấp trong các loại đất.Hàm lượng Bo chỉ khoảng 0,1 - 0,5 ppm.
    Năm 1988, tác giả Hoàng Xuân Tý đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Bồ Đề đến độ phì của đất. Tác giả theo dõi diễn biến những đặc điểm của đất dựa trên việc chia đất làm 5 nhóm: Nhóm độ chua, nhóm chất hữu cơ, nhóm chất dễ tiêu, nhóm tính chất vật lý và độ ẩm của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 4 nhóm đều giảm trong đó có 3 nhóm giảm mạnh hơn: Nhóm chất hữu cơ, nhóm lý tính, nhóm chất dễ tiêu. Tiếp đó, nhóm tính chất vật lý cũng xấu đi rõ rệt nhất là độ xốp và sức chứa nước. Đất ban đầu càng tốt thì sự giảm sút độ xốp và sức chứa nước càng rõ rệt. Điều đó chứng tỏ chất dinh dưỡng trong đất liên quan đến sinh trưởng của cây Bồ Đề và ngược lại sinh trưởng của Bồ Đề đã làm suy thoái đất.
    Năm 1997, Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa học của đất ở Bắc Sơn đã kết luận rằng: Tính chất hóa học thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm thực vật. Ở nơi có độ che phủ thấp đất bị chua hóa, tỷ lệ mùn và hàm lượng các chất dễ tiêu thấp hơn nhiều so với những nơi đất được che phủ tốt.
    Năm 1998, Nguyễn Vy trong cuốn Độ phì nhiêu thực tế đã viết: “Hiểu biết về độ phì nhiêu thực tế chính là cơ sở để sử dụng đất hợp lý để đầu tư theo chiều sâu, thâm canh. Theo các tác giả Việt Nam thì Lân là yếu tố hạn chế năng suất đứng hàng đầu hiện nay. Nói cách khác Việt Nam hiện nay đang thiếu Lân trầm trọng và phân lân trở thành chiến lược trong sản xuất Nông Lâm Nghiệp ở nước ta.
    Năm 1999, theo kết quả của Nguyễn Đình Thành cho rằng Bạch Đàn ở tuổi 3 - 6 trồng ở các dạng địa hình khác nhau chưa có biểu hiện làm khô kiệt nước và chất dinh dưỡng đất quá mạnh và ngược lại một số tính chất lý hóa học của đất phần nào được cải thiện tốt hơn so với đất trống đã bỏ hoang hóa trong cùng một dạng lập địa và cùng độ cao.
    Năm 2000, kết quả của Nguyễn Văn Hòa tại Huyện EA Súp - Đắc Lắc đã khẳng định khả năng cải tạo đất của cây Điều. Tác giả cho thấy đất dưới rừng Điều 5 tuổi đã biến đổi theo hướng tích cực, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp cải thiện đáng kể. Lượng mùn và các chất dinh dưỡng tổng số đều tăng so với đối chứng và đặc biệt độ chua tầng đất giảm rõ rệt.
    Năm 2001, luận văn tiến sĩ Khoa học Lâm nghiệp của Vũ Tấn Phương đã tiến hành nghiên cứu quan hệ giữa sinh trưởng cây Keo lai với một số tính chất đất ở Ba Vì. Tác giả nghiên cứu diễn biến độ phì của đất và ảnh hưởng của nó tới sinh trưởng loài cây Keo lai. Kết quả thu được: một số tính chất đất tầng mặt (0 - 20cm) có quan hệ với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực là chặt chẽ hơn so với một số tính chất đất tầng 30 - 50cm. Theo tác giả một số tính chất của đất đã tác động rõ rệt D[SUB]1.3[/SUB], Hvn, có nghĩa là các tính chất đất tác động đến sinh trưởng của cây một cách tổng hợp trong mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
    Năm 2002, Vũ Văn Thuận khi nghiên cứu về đất dưới tán rừng trồng Chiêu Liêu tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm Sinh Cầu Hai - Phú Thọ đã cho thấy: Tương quan giữa sinh trưởng D[SUB]1.3[/SUB], Hvn của Chiêu Liêu với nhóm các tính chất vật lý của đất chặt chẽ hơn so với nhóm chất N, P, K dễ tiêu, nhóm độ chua và hàm lượng mùn, đạm tổng số trong đất. Hai chỉ tiêu sinh trưởng trên có mối quan hệ chặt chẽ với độ no bazơ, tổng bazơ trao đổi, độ xốp và hàm lượng P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] trong đất.
    Dưới các trạng thái rừng khác nhau thì tính chất hóa học đất, chất dinh dưỡng cũng khác nhau và cũng có sự biến đổi nhiều. Các công trình nghiên cứu đã tiến hành công phu và tỷ mỉ dưới nhiều trạng thái và ở nhiều nơi thu được nhiều kết quả có giá trị trong sản xuất Lâm nghiệp.
    Năm 2002, theo kết quả nghiên cứu: “Đặc tính hóa học của đất trong các trạng thái thực bì ở Hoành Bồ - Quảng Ninh” của Trần Đinh Lý và Nguyễn Thế Hưng cho thấy mùn trong các mẫu đất được phân tích rất khác nhau và khả năng tích lũy mùn từ 0,83% - 4,71%. Quy luật chung của sự biến đổi hàm lượng mùn theo chiều sâu phẫu diện. Tuy nhiên mức độ giảm ở các trạng thái thực bì không giống nhau. Nhìn chung hàm lượng mùn trong đất không lớn. Nếu tính hàm lượng mùn trung bình cho cả 3 tầng thì trạng thái rừng có hàm lượng mùn từ 2,82% - 3,85%, các loại hình thảm cây bụi có từ 1,38% - 2,59% giá trị trung bình khoảng 2,35%.
    Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Nguyễn Văn Luận tại Núi Luốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở tầng mặt khu vực nghiên cứu từ nghèo đến trung bình. Hàm lượng mùn là 2,86 % và NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP] là 4,46 mg/100gđất được đánh giá là trung bình. Hàm lượng K[SUB]2[/SUB]O là 6,53mg/100gđất và P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] là 0,33 mg/100gđất được đánh giá là đất nghèo lân và kali (Theo Trần Công Tấu, dẫn theo Tài nguyên Đất, NXB ĐHQG Hà Nội). Ngoài ra tác giả nhận định rằng tại khu vực nghiên cứu thì hàm lượng mùn, NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP], K[SUB]2[/SUB]O, P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] tăng thì rất có lợi cho cả cây trồng và đất rừng. Còn ngược lại, độ chua thủy phân tăng và độ no bazơ giảm sẽ là yếu tố rất gây bất lợi cho khu vực.
    Cũng theo kết quả của Lương Thương Huyền năm 2008, tại Núi Luốt thì hàm lượng đạm, lân cũng ở mức nghèo và giảm đi một lượng đáng kể, điều này gây bất lợi cho đất cũng như cây trồng. Khu vực hàm lượng các chất đã ở mức nghèo nay lại càng thiếu hụt nghiêm trọng. Hàm lượng đạm từ 4,46 mg/100g chỉ còn 3,25 mg/100g đất, lân từ 0,33 mg/100g xuống còn 0,16 mg/100g đất. Điều này có thể cho thấy rằng đạm và lân là các nguyên tố dễ bị suy giảm, xói mòn rửa trôi dưới tác dụng của thời tiết, địa hình, nhu cầu sử dụng của thực vật và thiếu những biện pháp tác động tích cực tác động vào đất rừng cải thiện hàm lượng các chất này .
    Một điều thuận lợi tại khu vực hàm lượng mùn và kali tăng cao hơn nhưng kali vẫn ở mức nghèo với 6,75 mg/100g đất, còn hàm lượng mùn thì đạt ở mức giàu với 5,16 %. Có thể do theo thời gian lớp thảm mục dày hơn, khả năng tích lũy mùn lớn, quá trình mùn hóa diễn ra mạnh cùng với sự thay đổi thời tiết về nhiệt độ, lượng mưa làm cho quá trình tạo mùn thuận lợi.
    Cũng nghiên cứu về cây Keo lá tràm nhưng tại Kỳ Sơn - Hòa Bình thì hàm lượng các chất dưới rừng keo cũng ở mức nghèo nhưng thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng các chất dưới rừng keo lá tràm tại Núi Luốt. Điều này cho thấy khu vực nghiên cứu khác nhau dẫn đến tính chất của đất cũng như sinh trưởng của loài cũng khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Trung Thương năm 2007: Hàm lượng mùn có 3,49 %, NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]có 3,67 mg/100g đất, K[SUB]2[/SUB]O có 2,1 mg/100g đất, P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5 [/SUB]có 0,37 mg/100g đất.
    Dựa vào sự khác biệt dựa hàm lượng các chất tại 2 khu vực ta có thể khẳng định ở những địa hình khác nhau, khu vực khác nhau thì hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất dưới trạng thái rừng không giống nhau.
    Đối với Thông Mã Vĩ cũng tương tự theo kết quả nghiên cứu của Trần Trung Thương năm 2007: Hàm lượng mùn có 3,14 %, NH[SUB]4[/SUB][SUP]+ [/SUP]có 3,13 mg/100g đất, K[SUB]2[/SUB]O có 2,08 mg/100g đất, P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5 [/SUB]có 0,31 mg/100g đất. Như vậy, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thuộc mức nghèo. Theo tác giả thì đất trồng Thông Mã Vĩ làm giảm độ chua thủy phân, giảm độ no bazo, đạm, lân, kali dễ tiêu ít.
    Cũng theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Phương năm 2009 đối với Thông Mã Vĩ tại Trạm Tấu - Yên Bái : Hàm lượng mùn có 6,31 mg/100g đất, NH[SUB]4[/SUB][SUP]+ [/SUP]có 4,72 mg/100g đất, K[SUB]2[/SUB]O có 8,85 mg/100g đất, P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5 [/SUB]có 0,59 mg/100g đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cũng tương đối lớn. Hàm lượng mùn thuộc mức giàu, đạm thuộc mức trung bình còn lại lân và kali thì nghèo. Cùng loài cây trồng nhưng đất rừng ở Yên Bái có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với tại Hòa bình có thể do Yên Bái nằm trong khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa trên núi, đất ở đây có quá trình phong hóa mạnh. Đất tại khu vực thuộc nhóm đất xám phát triển trên đá Gnai. Còn ở Hòa Bình là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét.
    Chứng tỏ rằng tại các khu vực khác nhau đá mẹ hình thành nên đất khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tính chất và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất.
    Nhận xét:
    Từ tổng quan cho thấy vấn đề nghiên cứu các tính chất và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Những nghiên cứu này hết sức đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn sản xuất. Mọi nghiên cứu đều nhằm mục tiêu chung là trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đề ra các phương án sử dụng đất rừng hợp lí, hiểu quả và bền vững nhất.
    Song các công trình này chưa đồng bộ chỉ ở một số địa điểm chưa mang tính khái quát, toàn diện. Các công trình đánh giá thực trạng chất dinh dưỡng dưới tán rừng còn ít. Những công trình tiếp theo cần có sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu hơn về thực trạng chất dinh dưỡng trong đất rừng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...