Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng, các yếu tố liên quan và ứng dụng giải pháp dự phòng vẹo cột sống cho học sinh t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá thực trạng, các yếu tố liên quan và ứng dụng giải pháp dự phòng vẹo cột sống cho học sinh thành phố Hải Phòng


    Mục lục

    Phần A - Báo cáo tóm tắt
    Phần B - Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ
    1. Đặt vấn đề

    1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
    1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu

    2. Tổng quan Đề tài

    2.1. Giải phẫu và chức năng cột sống
    2.2. Vẹo cột sống
    2.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước

    3. Đối tượng và PHương pháp nghiên cứu

    3.1. Địa điểm nghiên cứu
    3.2. Thiết kế nghiên cứu
    3.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu và đối tượng nghiên cứu

    4. Kết quả nghiên cứu

    4.1. Thực trạng vẹo cột sống ở học sinh
    4.2. Các yếu tố nguy cơ gây vẹo cột sống
    4.3. Xây dựng và thực nghiệm các giải pháp phòng ngừa và phục hồi chức năng vẹo cột sống cho học sinh

    5. Bàn luận

    5.1. Thực trạng vẹo cột sống ở học sinh Hải Phòng
    5.2. Các yếu tố nguy cơ gây vẹo cột sống
    5.3. Giải pháp can thiệp

    6. Kết luận và khuyến nghị

    6.1. Kết luận
    6.2. Khuyến nghị

    Tài liệu tham khảo

    Lời nói đầu
    Vẹo cột sống đã được phát hiện và điều trị từ rất sớm trong lịch sử phát triển y học. Hypocrates, một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về VCS và đặt tên là Scoliosis, đã sử dụng các thiết bị làm giảm tiến triển VCS.
    Vẹo cột sống (VCS) và cận thị là hai tật phổ biến, thường mắc phải nhất ở học sinh phổ thông, nhóm tuổi chiếm tới 1/4-1/3 dân số cả nước. Vẹo cột sống tiến triển âm thầm, kéo dài nhiều năm và đến với thầy thuốc khá muộn, làm cho kết quả phục hồi thường bị hạn chế, thời gian hồi phục kéo dài.
    Cột sống vẹo làm cho trục của hệ xương thay đổi, ảnh hưởng tới sức khỏe làm ảnh hưởng đến học tập và lao động, đặc biệt, ở trẻ em gái VCS kèm theo khung chậu lệch sẽ ảnh hưởng đến sinh đẻ sau này.
    VCS ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tim mạch nhất là ở mức độ vừa và nặng. Chức năng của tim, phổi bị ảnh hưởng là một trong ba lý do chỉ định điều trị VCS bằng phẫu thuật.
    Muốn phục hồi chức năng (PHCN) có hiệu quả và ít tốn kém thì trẻ em bị VCS nhất thiết phải được phát hiện sớm bằng khám định kỳ và PHCN ngay cho trẻ vì chỉ có phát hiện sớm và can thiệp bằng các bài tập uốn nắn tư thế ngồi học để chỉnh sửa khi bộ xương còn đang phát triển (nữ 14 và nam 16 tuổi) mới có kết quả. Đồng thời cũng cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ để lựa chọn các giải pháp phòng ngừa VCS lâu dài. Muốn vậy, phải có sự phối hợp của thầy thuốc chuyên ngành PHCN với nhà trường, các thầy cô giáo, cán bộ y tế học đường (CBYTHĐ), cha mẹ học sinh. Vì vậy, các bậc cha mẹ, HS, các thầy cô giáo, CBYTHĐ cần phải có kiến thức về VCS - một tật thường mắc ở học sinh.
    Vẹo cột sống có thể là do hậu quả của bệnh tật (bại liệt, lao cột sống, tràn dịch màng phổi gây dính, còi xương, suy dinh dưỡng) và còn do các nguyên nhân mắc phải trong quá trình sinh hoạt, lao động và học tập của trẻ. Hầu hết
    những học sinh (HS) VCS có thói quen ngồi học không đúng tư thế, hoặc do lao động nặng quá sớm, hoặc không phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra, kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc HS, độ chiếu sáng lớp học không đủ cũng là nguyên nhân gây nên tư thế ngồi lệch lạc dẫn đến VCS.
    Ở Việt Nam, hiện có 27 triệu HS, sinh viên, chiếm 1/3 dân số. Do vậy, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ rất lớn và đa dạng. Việc chăm sóc sức khoẻ cần được quan tâm dưới nhiều hình thức khác nhau như rèn luyện thể chất, giáo dục phòng ngừa bệnh tật và trang bị lớp học, bàn ghế, ánh sáng . theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh trường học. ở nước ta, mới có 60% số trường học có cán bộ hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường. Ở nhiều trường lớp, ánh sáng, bàn ghế và vệ sinh môi trường còn chưa chuẩn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...