Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn các xã p

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Ý nghĩa của đề tài 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học 3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học . 4
    1.1.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi . 4
    1.1.2. Các loại biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi 9
    1.2. Cơ sở pháp lý 17
    1.3. Cơ sở thực tiễn 18
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 27
    1.3.3. Tình hình nghiên cứu ở Thái Nguyên . 29
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 31
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31
    2.2. Nội dung nghiên cứu 31
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp . 31
    . 33
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu . 33
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 34
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên . 34
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
    . Thái Nguyên 42
    3.3. Tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
    trên địa bàn các xã 45
    3.3.1. Tình hình chất thải chăn nuôi trên địa bàn và nhận thức của người dân về
    các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi . 45
    3.3.2. Tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn
    nuôi. . 48
    3.3.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả của các biện pháp sinh học được áp dụng 50
    3.3.4. Xác định được ưu, nhược điểm của từng phương pháp áp dụng . 56
    3.3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp sinh học
    trong xử lý chất thải . 59
    3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp
    sinh học trên địa bàn . 60
    3.4.1. Giải pháp chung . 60
    3.4.2. Giải pháp cụ thể . 61
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    1. Kết luận 62
    2. Kiến nghị . 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BHYT : Bảo hiểm y tế
    BVMT : Bảo vệ môi trường
    BOD 5 : Nhu cầu oxy sinh hóa
    COD : Nhu cầu oxy hóa học
    CTKSH : Công trình khí sinh học
    ĐVT : Đơn vị tính
    FAO : Tổ chức Nông Lương Thế giới
    KSH : Khí sinh học
    NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    PNN : Phi nông nghiệp
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    TP : Thành phố
    TT : Trang trại
    UBND : Ủy ban nhân dân
    VAC : Vườn ao chuồng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Lượng phân và nước tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h . 5
    Bảng 1.2. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm . 5
    Bảng 1.3. Các loại vi khuẩn có trong phân . 6
    Bảng 1.4. Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg 7
    Bảng 1.5. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm 18
    Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình tháng năm 2013 tại TP. Thái Nguyên 35
    Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi của 5 xã phía Tây TP. Thái Nguyên năm 2013 . 43
    Bảng 3.3. Lượng chất thải trung bình của vật nuôi . 45
    . 46
    Bảng 3.5. Nhận thức của người dân về các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải
    chăn nuôi . 47
    Bảng 3.6. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ
    điều tra 49
    Bảng 3.7. Tổng chi phí đầu tư cho biogas 52
    Bảng 3.8. So sánh một số chất đốt/ 1m 3
    khí sinh học. 53
    Bảng 3.9. So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng biogas 53
    Bảng 3.10. Phân tích về mặt kinh tế của biogas . 54
    Bảng 3.11. Tổng chi phí cho ủ phân . 54
    Bảng 3.12. Chi phí sử dụng chế phẩm đối với diện tích 20m 2
    nền chuồng 55
    Bảng 3.13. Tổng chi phí làm đệm lót cho 20m 2
    chất thải chăn nuôi gà 55

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1. Thiết bị khí sinh học KT1 . 11
    Hình 1.2. Thiết bị khí sinh học kiểu KT2 12
    Hình 1.3. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 27
    Hình 3.1. Nhận thức của người dân về các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải
    chăn nuôi 48
    Hình 3.2. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi . 49
    của các hộ điều tra . 49
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    Chăn nuôi cùng với trồng trọt là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông
    nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi
    người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân
    hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn
    70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp (Bùi Hữu Đoàn và cs, 2011) [7].
    Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực phẩm
    ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Sự
    phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng các nhu cầu là một tất yếu.
    Công nghiệp hóa chăn nuôi có thể là hệ quả tất yếu của chuỗi thực phẩm liên kết
    theo chiều dọc và cung ứng cho các cửa hàng bán lẻ lớn, nhưng cũng có thể xảy ra
    một cách độc lập. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số
    lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch,
    nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
    trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải
    rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không
    đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc
    cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30 - 40 lần so với
    không khí bên ngoài (Đào Lệ Hằng, 2009) [10].
    Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
    hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
    mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế . Sức đề
    kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì
    vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi
    trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng
    cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi
    sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh
    các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H 5 N 1 .
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra
    (kg/con/ngày) là: bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0,2. Do vậy hàng năm, đàn vật nuôi
    Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn
    thừa) và 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng
    trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng
    (20 - 24 triệu m 3 ) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô
    nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản
    lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO 2 quy đổi
    thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO 2 .
    Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng
    nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả
    phần do giao thông vận tải gây ra (Bùi Hữu Đoàn và cs, 2011) [7].
    Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là chăn nuôi lợn hàng hóa như thế nào
    trong hoàn cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật khó khăn, đại
    bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức chuyên môn, ít
    quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu biết về sản xuất hàng
    hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, . là
    những rào cản trong phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa hiện nay.
    Khi công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng đàn
    gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại đã làm cho môi trường
    chăn nuôi đặc biệt là môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, nó đã gây nên
    một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn nuôi từ phía người dân ở gần các
    trang trại. Hầu hết với các trang trại quy mô nhỏ, nước thải chăn nuôi không được
    xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ mà được thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi
    trường nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ
    sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
    Việc sử dụng tổng hợp các biện pháp sinh học như: xây dựng hầm ủ
    Biogas, chế phẩm sinh học ( EM, TMT, ), ủ sinh học, là một giải pháp xử lý
    chất thải hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất, cung cấp chất đốt và phân
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    bón từ tái chế chất thải phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên việc
    tiếp cận của người dân với các biện pháp xử lý này còn hạn chế nên tốc độ mở
    rộng quy mô còn chậm.
    Trước thực tế trên đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được
    các tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng các
    biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn. Vì vậy, tôi tiến hành
    đề tài: “Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải
    chăn nuôi trên địa bàn các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Điều tra, thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi trên địa bàn các xã phía
    Tây thành phố Thái Nguyên.
    - Tiến hành điều tra, đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp sinh học ( biogas,
    chế phẩm, ủ phân, ) tại vùng nghiên cứu và hiệu quả của từng biện pháp.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm mở rộng quy mô áp dụng các biện
    pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Cung cấp cơ sở lý luận về áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải
    chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả.
    - Là cơ sở để các nhà quản lý, lãnh đạo và các ban ngành tham khảo để đưa ra
    các phương hướng để phát triển tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở
    ngại nhằm phát triển chăn nuôi.
     
Đang tải...