Báo Cáo Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở làng nghề Đồng Kỵ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY RA Ở LÀNG NGHỀ ĐÔNG KỴ
    Lời mở đầu


    Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Nó ra đời và tồn tại đã hơn 3 thế kỷ qua. Với dân số là: 11.300 người và 1973 hộ gia đình mà gần như hầu hết đều tham gia vào việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. GDP của xă đặt tới: 83,5 tỷ VNĐ (năm 2002). Hàng năm Đồng Kỵ đã tạo ra được hàng chục triệu sản phẩm các loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và làm cho cuộc sống của dân cư tăng lên rõ rệt. Song hiện nay Đồng Kỵ còn gặp một số vấn đề khó khăn đó chính là vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế (EG) và chất lượng môi trường (EQ). Khi cuộc sống ngày càng được nâng lên thì chất lượng môi trường ở đây lại bị giảm xuống một cách rõ rệt. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân và nó giảm đi tính hiệu quả trong kinh tế. Hàng ngày với lượng chất thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất đã làm cho không khí ở đây rất ô nhiễm Để mở rộng diện tích sản xuất thì hầu hết diện tích xanh và diện tích ao hồ đã bị thu hẹp dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Hơn nữa việc ô nhiễm môi trường còn làm thiệt hại kinh tế rất lớn.


    Tôi đang nghiên cứu đề tài nhỏ trong một phạm vi nhỏ, nhưng vấn đề này mang tính toàn cầu, nó bao trùm từng địa phương, từng quốc gia và trên toàn thế giới. Ví dụ như trong khi Việt Nam đang chống chọi với lũ lụt thì Trung Quốc lại hạn hán. Những vấn đề môi trường đã nằm ngoài qui luật khách quan vốn có mà con người đã đặt ra từ trước tới nay.


    Đề tài này được xây dựng để đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường trong làng nghề Đồng Kỵ gây ra. Ví dụ: Một sản phẩm được sản xuất ra qua tất cả các công đoạn khác nhau thì mỗi công đoạn làm thiệt hại đến môi trường là bao nhiêu? Hay nói một cách rõ ràng hơn là: Giá môi trường trong mỗi công đoạn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Từ đó có một cách nhìn tổng quát về mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.


    Mâu thuẫn này chúng ta phải giải quyết để có chiến lược hay chính sách về đường lối kinh tế cũng như về môi trường để góp phần nâng cao được tính hiệu quả trong phát triển sản xuất cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong làng nghề Đồng Kỵ.


    Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của Tôi nên mới chỉ nghiên cứu ở mức độ nông chưa đi sâu lắm vào bản chất bên trong của vấn đề. Nhưng nó cũng đã chỉ ra được những nội dung chính và đi sâu vào việc đánh giá thiệt hại môi trường.
    Để thực hiện đề tài nay Tôi đã dùng những kiến thức ban đầu về phương pháp CBA kết hợp với phương pháp liệt kê danh mục các điều kiện môi trường.


    Nghề thủ công là một sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ một nhà kinh tế môi trường ta phải đánh giá một cách đầy đủ những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra và những lợi ích đã đem lại cho hoạt động phát triển. Nếu chỉ quan tâm tới phát triển sản xuất kinh doanh mà không nhìn nhận tới những tác động xấu do hoạt động sản xuất kinh doanh đó đến môi trường và sức khỏe người dân thì không đảm bảo sự phát triển trong bền vững. Qúa trình nghiên cứu đề tài đã cho thấy rõ được tổng thiệt hại kinh tế là bao nhiêu? điều đó thể hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa kinh tế và bảo vệ môi trường. Xu hướng phát triển của làng nghề Đồng Kỵ- Bắc Ninh trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn vì sản phẩm được ưa thích rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước, nên giữ cho làng nghề không bị mai một theo thời gian là mục tiêu trong chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ của những nhà kinh tế – môi trường của các cơ quan quản lý và của những người dân, đặc biệt là những người dân sống trong vùng.
    Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo trực tiếp giảng dạy: PGS.TS. NGUYỄN THẾ CHINH và GVC. LÊ TRỌNG HOA mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn chỉnh hơn.
     
Đang tải...