Tài liệu Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008

    LỜI NÓI ĐẦU
    - Lư do chọn đề tài, tên đề tài
    Từ trước đến nay, nếu lũ lụt ở nông thôn vốn không xa lạ ǵ với người Việt Nam, th́ ngập lụt ở đô thị lại là hiện tượng mới, xuất hiện cùng với sự ph́nh to nhanh chóng của các đô thị trong hai chục năm qua. Giới nghiên cứu sẽ c̣n mổ xẻ những sai lầm và thiếu sót trong quy hoạch đô thị, dự báo khí tượng thuỷ văn, kế hoạch trị thuỷ cho sông Hồng. Nh́n từ góc độ chống lụt, đô thị có ba đặc điểm cơ bản: là nơi tập trung dân cư phi nông nghiệp, có nhà cửa kiên cố và mặt đất được cứng hoá phần lớn. Ba đặc điểm này dẫn đến các đặc thù của úng ngập đô thị so với lũ lụt nông thôn, đ̣i hỏi các ưu tiên và giải pháp rất khác biệt. Trong trận mưa lịch sử những tháng 10 và 11 năm 2008, t́nh trạng ngập lụt đă diễn ra gây thiệt hại to lớn cho thành phố Hà Nội, gióng một hồi chuông cảnh báo cho sự tác động ngập lụt tới khu vực đô thị. Trong đề tài “ Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 “ , tôi mong rằng sẽ giải được bài toán tính các tổn thất mà thành phố phải gánh chịu.
    - Mục tiêu nghiên cứu
    Mưa ngập năm 2008 không chỉ gây ra cho Hà Nội những thiệt hại kinh tế có thể tính toán dễ dàng với các diện tích cây cối, hoa màu, thủy sản nuôi trồng bị mất trắng, số vật nuôi bị chết, cơ sở hạ tầng bị phá hỏng, chi phí khám chữa bệnh .mà c̣n gây ra những tác động khó xác định như các thiệt hại sản phẩm v́ người dân phải nghỉ làm do ngập, nghỉ làm do khám chữa bệnh, nghỉ làm do chăm sóc người nhà mắc bệnh, chi phí môi trường .Tính toán con số thiệt hại đầy đủ chính là mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra được cái nh́n toàn diện về những tổn thất của thành phố trong trận ngập này.
    - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Hà Nội dẫn đầu các địa phương bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa tại khu vực miền Bắc những tháng gần cuối năm 2008 về cả số người thiệt mạng và các tổn thất kinh tế. Hơn thế nữa, đời sống của người dân trong thành phố cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do phần lớn cuộc sống người dân đô thị đều phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng. Khi mưa lớn, ách tắc giao thông, người dân trở nên khó tiếp cận với lương thực, thực phẩm và nguồn nước sạch. V́ vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội với tất cả các mặt kinh tế, môi trường và đời sống xă hội.
    - Phương pháp nghiên cứu
    Do đặc điểm của các thiệt hại do ngập lụt đa số đều có giá thị trường nên phương pháp được sử dụng trong đề tài sẽ là phương pháp đánh giá trực tiếp ( các phương pháp đánh giá thiệt hại vật chất hữu h́nh ) đó là các phương pháp sau:
    - Phương pháp thay đổi năng suất
    - Phương pháp chi phí sức khoẻ
    - Phương pháp chi phí cơ hội
    - Phương pháp chi phí pḥng ngừa
    - Phương pháp chi phí thay thế
    - Giới thiệu kết cấu luận văn
    Ngoài phần lời mở đầu và kết luận th́ nội dung chính gồm 4 chương:
    Chương 1: Phương pháp luận đánh giá thiệt hại
    Chương 2: Thực trạng ngập lụt Hà Nội năm 2008
    Chương 3: Đánh giá thiệt hại ngập lụt Hà Nội năm 2008
    Chương 4: Kiến nghị và đề xuất










    LỜI CẢM ƠN
    Trong thời gian hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi đă nhận được sự giúp đỡ nhiệt t́nh của các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lư Tài nguyên Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như các cán bộ tại Trung tâm Tư vấn khí tượng Thủy văn và Môi trường.
    Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của ḿnh là Ths. Đinh Đức Trường. Trong suốt quá tŕnh thực hiện đề tài luận văn, thầy đă hướng dẫn tận t́nh cũng như có những đóng góp kịp thời giúp tôi hoàn thiện đề tài.
    Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đ́nh và bạn bè đă luôn cổ vũ và động viên trong suốt quá tŕnh thực hiện đề tài.
    Hà Nôi, ngày 25 tháng 4 năm 2009
    Sinh viên thực hiện
















    CHƯƠNG I
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI
    I – GIỚI THIỆU VỀ NGẬP LỤT ĐÔ THỊ
    1.1. Khái niệm ngập lụt đô thị
    * Khái niệm ngập lụt:
    Từ trước đến nay vấn đề thiên tai như ngập lụt luôn là bài toán hóc búa với các nhà quản lư. Lụt là hiện tượng nước tràn ngập trên một vùng đất. Người ta cũng dùng cụm từ đại hống thủy để mô tả những trận lụt lớn do nước gây ngập sâu trên một diện tích rộng lớn. Nếu hiểu theo nguyên nhân lụt là do ḍng nước th́ hiện tượng ngập nước do thủy triều cũng có thể được cho là lụt. Lụt có thể do nước từ các sông, hồ tràn ra khu vực lân cận khi lượng nước vượt quá sức chứa của chúng hay do nước từ những ḍng sông tràn ra vùng đất lân cận khi cường độ ḍng nước quá lớn.
    * Ảnh hưởng của ngập lụt:- Ảnh hưởng sơ cấp (ảnh hưởng sớm)+ Phá hủy: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công tŕnh giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa
    + Thương vong: Người và động vật bị chết đuối, bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra.
    - Ảnh hưởng thứ cấp (ảnh hưởng muộn)+ Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: Nước bị ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rănh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các ṿi nước công cộng ., khan hiếm nước uống .
    + Bệnh cho người và động vật: Do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán tán. Một ví dụ điển h́nh là dịch tả.
    + Thiệt hại trong nông nghiệp: Gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể gây giảm năng suất, nguyên nhân của mất mùa, mất trắng . gây khan hiếm lương thực. Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết.
    - Ảnh hưởng lâu dài Gây khó khăn cho nền kinh tế: Giảm tức thời hoạt động du lịch, chi phí cho tái xây dựng, tăng giá các mặt hàng lương thực thực phẩm
    * Ngập lụt đô thị:
    Hiện nay có một khái niệm c̣n khá mới nhưng cũng đang là một vấn đề được bàn luận nhiều trong những năm gần đây đó là ngập lụt đô thị, hiện tượng ngập tràn nước trong khu vực đô thị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngập lụt đô thị đặc biệt là vấn đề quy hoạch xây dựng và hệ thống thoát nước. Với sự tập trung dân số đông và các ngành nghề đa dạng, ngập lụt đô thị luôn gây ra những hậu quả to lớn hơn so với những tính toán ngập lụt ở những vùng nông thôn.
    1.2. Ngập lụt đô thị ở Việt Nam
    Quá tŕnh đô thị hóa của Việt Nam đang h́nh thành những “đại đô thị”, đặt chính quyền đối diện với rất nhiều vấn đề phát sinh khó giải quyết: tắc nghẽn giao thông, ngập nước nội thành, thiếu nhà ở, ô nhiễm khói bụi, quá tải dân số . Việc phát triển đô thị mà không tính toán giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh th́ dù có mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nhưng sẽ là “tăng trưởng âm” nếu tính toán đến những giá trị về văn hóa, tinh thần, môi trường đời sống bị mất đi mà không thể khắc phục được. Trong những hậu quả của quá tŕnh tăng trưởng kinh tế th́ ngập lụt trong các khu vực đô thị ở Việt Nam cũng đang dần gia tăng.
    Các thành phố, thị xă trong cả nước và khu vực ở Việt Nam hầu hết nằm ở trong lưu vực các con sông lớn, có mạng lưới sông rạch chằng chịt. Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, sự bùng nổ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học đă làm cho khối lượng chất thải, nước thải vào môi trường ngày một nhiều hơn. Do mặt đất đă bị cứng hoá do xây đường sá, nhà cửa, khả năng thoát úng tự nhiên của đất trong các đô thị thấp hơn hẳn so với nông thôn. Các đô thị với bề mặt đất bị cứng hoá từ 75% đến 100% chỉ có khả năng tự thoát bằng một phần năm so với đất tự nhiên. Hơn một nửa lượng nước mưa sẽ biến thành nước chảy tràn. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn ngập nước đô thị ngày càng trở nên đáng báo động.
    Tuy các khu vực đô thị đă được triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhưng cũng mới chỉ mang tính cục bộ do chưa nắm vững được bản chất vật lư của khu vực bị ngập nước cũng như tính mất cân bằng của lưu vực trong quá tŕnh đô thị hóa. Những nhà cao tầng được xây mà lại không không xây dựng hồ điều ḥa, không căn cứ trên lưu vực trên khoa học lưu vực và giải quyết những vấn đề đô thị ngập triều .
    1.3. Ngập lụt Hà Nội
    Sau khi được mở rộng, với khoảng 6,3 triệu dân và diện tích 3.334 km[SUP]2[/SUP], quy hoạch hạ tầng, nhất là các lĩnh vực giao thông, cấp - thoát nước của Hà Nội trở nên quá tải và không c̣n phù hợp. Trong cơn “đại hồng thủy” năm 2008, Hà Nội đă gây ngập úng trên diện rộng, thiệt hại lớn về người và của. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến trận ngập lụt này là do hệ thống công tŕnh thoát nước đầu tư chưa đồng bộ, chiều dài của cống vẫn c̣n thấp, mới chỉ đáp ứng được 60% diện tích nền đường, tương đương 0, 2m cống trên một người dân (thế giới là 2m cống trên một người dân), nhiều tuyến cống được xây dựng từ thời thuộc Pháp nên xuống cấp trầm trọng, không tiêu thoát được. Đặc biệt, một số tuyến phố lại có cốt đường thấp hơn nhà dân từ 60 - 80 cm nên mưa xuống nước là gây ngập úng. Với những trận mưa lên đến 600mm, th́ không chỉ Hà Nội mà một số thành phố lớn trên thế giới cũng không tránh được ngập . Toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội quá yếu kém bởi được sử dụng hỗn hợp cho cả việc thoát nước mưa và nước thải. Mật độ cống thấp, chiều dài cống so với chiều dài đường mới chỉ chiếm 60% trên đường phố và 29% đường ngơ xóm. Thêm vào đó, từ 1995 đến nay, khoảng 30% diện tích kênh, mương, hồ điều ḥa bị mất do lấn chiếm. Đáng lẽ các hồ phải phục vụ cho việc thoát nước, th́ trên thực tế, chính quyền ở một số nơi lại cho phép các công ty quản lư, khai thác các hồ cho tư nhân thuê để nuôi cá. Chính v́ vậy, việc hạ mức nước tại các hồ này gặp nhiều khó khăn, khiến công tác điều tiết, tiêu thoát nước khi mưa xuống bị chậm trễ.
    Để đảm bảo việc thoát nước, bất kỳ đô thị nào cũng phải có một cao độ chuẩn cho cả đô thị hoặc cho riêng từng khu vực, nhưng Hà Nội chưa có. Cao độ chuẩn này đặc biệt quan trọng v́ khi xây dựng hệ thống thoát nước, bao giờ cũng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5-7%. Đáng tiếc là, trong kiểm tra quy hoạch những năm gần đây, thành phố Hà Nội không xác định được một cao độ chuẩn để từ đó xác định ra hướng thoát nước tự nhiên. Trong điều kiện như vậy, việc tiêu thoát nước chỉ có thể trông chờ vào giải pháp thoát nước cưỡng bức. Nhưng khi thiết kế xây dựng các trạm bơm lại quá thấp, khi nước lên, trạm cũng bị ngập, không thể hoạt động được. Quy hoạch thoát nước Hà Nội hiện là một bài toán lớn, phức tạp bởi thiếu tầm nh́n xa. Do vậy, hệ thống tiêu, thoát nước không được cải thiện bao nhiêu dù được đầu tư lớn.
    Tuy nhiên, có nhiều ư kiến cho rằng cho rằng, trận lũ lịch sử của Hà Nội nằm ngoài tầm kiểm soát của các công tŕnh xả lũ. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, công tŕnh dân sinh nhiều nên gây ách tắc, hạn chế ḍng chảy. Thực tế ở Hà Nội trước kia có 150 hồ, cho tới năm 1990 th́ Hà Nội vẫn c̣n có 40 hồ. Thế nhưng, đến nay 20 hồ đă biến mất, 150ha mặt nước đă bị lấp cho các dự án phân lô bán nền. Các nhà khoa học cảnh báo do bê tông hóa không khoa học, các hồ tại Hà Nội đang mất đi chức năng điều tiết nước mỗi khi có mưa lớn. Hiện chưa có một bài toán thoát nước thay thế nào khi cho lấp mặt hồ làm nhà và chỉ cần một cơn mưa to là cuộc sống của hàng triệu người dân trở nên bế tắc. Có thể quyền lợi của một số doanh nghiệp, của những người được cấp đất và rất có thể kể cả quyền lợi của những người kư duyệt đă được tính đến khi cho lấp 150ha mặt hồ này nhưng quyền lợi của hàng triệu người dân thủ đô rơ ràng là đă chưa được tính.
    Một nguyên nhân nữa sẽ dẫn đến ngập lụt là sự hạ thấp bề mặt địa h́nh Hà Nội. Cụ thể là nền đất bị sụt lún do các công tŕnh, cụm công tŕnh xây dựng do việc khai thác nước ngầm quá mức, sụt lún do vận động của vỏ Trái đất (sụt lún kiến tạo). Hà Nội hiện có một dải đất yếu tập trung ở khu vực đông nam và nam Hà Nội cũ. Khu vực này rất dễ bị sụt lún làm cốt nền đất Hà Nội bị hạ thấp tương đối lớn thường xuyên bị ngập úng khi có mưa lớn. Cụ thể là khu vực quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Tŕ, Ba Đ́nh và một phần huỵện Từ Liêm .Chính v́ thế, đô thị có diện tích xây dựng càng dày đặc như nội thành Hà Nội th́ nguy cơ úng ngập càng cao và khả năng tự thoát lụt càng chậm. Đây là lư do khiến t́nh trạng úng ngập của Hà Nội trầm trọng thêm mỗi khi mùa mưa đến.
     
Đang tải...