Luận Văn Đánh giá thích nghi sinh thải cảnh quan của cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh H

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Đánh giá thích nghi sinh thải cảnh quan của cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bằng mô hình ALES - GIS
    Định dạng file word


    MỤC MỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Lý do chọn đề tài
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Quan điểm nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Các phương pháp nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Cấu trúc của khoá luận
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH BẰNG MÔ HÌNH ALES – GIS
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH QUAN
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.1.1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc và quy trình đánh giá thích nghi sinh thái
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá thích nghị sinh thái cây bưởi Phúc Trạch
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.2. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.2.1. Giới thiệu mô hình ALES-GIS
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.2.2. Phương thức đánh giá thích nghi trên nền ALES
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.2.3. Cấu trúc mô hình tích hợp ALES – GIS
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.2.4. Quy trình đánh giá
    [/TD]
    [TD]51
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.1. ĐẶC DIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VIỆC TRỒNG BƯỞI Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH.
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.1.1. Địa hình
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.1.2. Đặc điểm khí hậu
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.1.4. Đặc điểm thủy văn
    [/TD]
    [TD]60
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.1.5. Đặc điểm sinh vật
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.2.1. Nguồn gốc và đặc tính sinh học của cây bưởi Phúc Trạch
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.2.2. Đặc điểm sinh thái cây bưởi Phúc Trạch
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] II.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.3.2. Đánh giá thành phần
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.3.3. Xây dựng cây quyết định
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I.3.4. Đánh giá thích nghi
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRI ỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH THEO HƯỚNG HÀNG HÓA
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.1. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.1.1. Quan điểm quy hoạch
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.1.2. Mục tiêu quy hoạch phát triển
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.2. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH THEO HƯỚNG HÀNG HÓA TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH.
    [/TD]
    [TD]79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.2.1. Bố trí sử dụng đất
    [/TD]
    [TD]79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.2.2. Dự kiến năng suất đầu tư và hiệu quả kinh tế của cây bưởi theo phương án quy hoạch
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.2.3. Dự kiến sản lượng sản phẩm và tiêu thụ
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.3. PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG BƯỞI PHÚC TRẠCH
    [/TD]
    [TD]84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.4.1. Giải pháp khôi phục
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] III.4.2. Giải pháp phát triển
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của cả nước nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng đó cú những thay đổi quan trọng chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa đặc biệt là sự phát triển cây ăn quả tạo nên những bước tiến, khẳng định vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng hiệu quả cao.
    Theo dự án của FAO, sản xuất cây ăn quả có xu hướng gia tăng và ngày càng được chú trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nhiều nước. Diện tích trồng cây ăn quả trên thế giới đạt 12 triệu ha, sản lượng 430 – 450 triệu tấn, xu hướng tiêu thụ rau quả của thị trường thế giới tăng nhanh. Ở Việt Nam, thị trường rau quả ngày càng sôi động với nhiều loại trái cây đặc sản được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “đất nào cây ấy”, mỗi loại hoa quả lại phù hợp với những điều kiện sinh thái khác nhau trong khi đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng, lựa chọn phân bố hợp lí cây trồng mới chỉ là giai đoạn đầu, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ - một nội dung nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng. Việc đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng trong quy hoạch sử dụng đất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế - xã hội khác như lợi ích cộng đồng cùng mục tiêu sử dụng đất đai bền vững và bảo vệ môi sinh.
    Hương Khê là một huyện nghèo của Hà Tĩnh với những khó khăn về tự nhiên đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển kinh tế địa phương. Hiện nay trên toàn huyện đã hình thành cỏc vựng trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là cây bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch là một loại cây ăn quả đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục giống cây trồng có nguồn gen quý hiếm và cấm xuất khẩu. Đây cũng là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2010, cây bưởi Phúc Trạch đã đưa lại hơn 60 tỷ đồng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bưởi Phúc Trạch là một loài cây khó thích nghi và thường xuyên bị mất mùa khiến cho người dân không còn mặn mà với cây bưởi. Trước tình hình đó, việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê Hà Tĩnh có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch lại vùng trồng bưởi và thiết thực hơn đó là nâng cao thu nhập cho người dân huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.
    Với những lí do đó, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá thích nghi sinh thải cảnh quan của cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bằng mô hình ALES - GIS” với mong muốn giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra đối với huyện Hương Khê trong việc phát triển cây bưởi Phúc Trạch để nâng cao đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Đề tài thực hiện nhằm đánh giá thích nghi sinh thái của cây bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh để tìm ra mức độ thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch từ đó đưa ra bản đồ đánh giá giúp cho việc quy hoạch trồng bưởi theo hướng hàng hóa ở địa bàn nghiên cứu góp phần sử dụng hợp lí đất đai và phát triển kinh tế của huyện Hương Khê nói riêng và cả tỉnh nói chung.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Xác định cơ sở khoa học và công nghệ của việc đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây trồng bằng mô hình tích hợp ALES – GIS và yêu cầu thực tiễn của việc quy hoạch bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
    - Phân tích đặc điểm sinh thái cây bưởi và đặc điểm tự nhiên từ đó đánh giá mức độ thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch.
    - Đưa ra đề xuất và kiến nghị một số giải pháp giúp cho việc quy hoạch cây bưởi góp phần sử dụng hợp lí đất đai và phát triển kinh tế ở huyện nghèo Hương Khê.
    2.3. Giới hạn nghiên cứu
    - Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
    - Về nội dung nghiên cứu:
    Đề tài giới hạn ở việc đánh giá thích nghi sinh thái trong đó đánh giá thích nghi đất đai và đánh giá thích nghi khí hậu là nội dung chính.
    Từ việc đánh giá đó đưa ra mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi và đề xuất phương án quy hoạch cây bưởi trong thời gian tới.
    3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    3.1 . Trên thế giới
    Việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan trên thế giới đã được thực hiện từ lâu. Tổng quan các công trình nghiên cứu, chúng ta thấy có hai trường phái chính là: Trường phái Liờn Xụ cũ và các nước Đông Âu với Trường phái Mỹ và các nước Tây Âu
    - Ở Liờn Xụ và các nước Đông Âu, từ những năm 20 của thế kỉ XX đó cú những công trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Các công trình đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở cảnh quan cùng với các đơn vị cấp cao hơn hay thấp hơn của nó. Các địa tổng thể được phân chia theo các tiêu chí của phân vùng cảnh quan (hay phân vùng địa lý tự nhiên) nói chung mà không phải riêng cho mục đích nông nghiệp. Đặc biệt trong những thập kỉ 60 -70 của thế kỉ XX, các công trình đánh giá được tiến hành mạnh mẽ, kể đến là các công trình của tập thể các tác giả trường Đại học Sư phạm Quốc gia Matxcơva tiến hành ở Caluga, một số công trình của KV.Passcan, G.Iu.Prila (1980), B.A.Maxcimop (1978), K.B.Z vozukin (1984) Ngoài ra, một số công trình đánh giá chất lượng tổng thế tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như của Billwist, Schmidt (1975). Hầu hết những công trình đánh giá của Liờn Xụ (cũ) và các nước Đông Âu đều sử dụng phương pháp thang điểm. Các yếu tố địa tổng thể cho điểm theo 3 bậc (từ 1 đến 3) hoặc thang điểm 5 bậc (từ 1 đến 5). Các công trình này cũng sử dụng phương pháp đánh giá riêng và đánh giá chung cho các thành phần bằng cách có hoặc không có trọng số và nhõn cỏc thang điểm đánh giá riêng.
    - Ở Mỹ và các nước Tây Âu, việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan lúc đầu cũng chủ yếu phục vụ lợi ích nông nghiệp. Ở đây, các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá một số yếu tố tương tự như: độ dốc sườn, loại đất, điều kiện dũng chảy đỏnh giỏ cỏc kiểu sử dụng đất như: đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng Tiờu biểu nhất là hệ thống bản đồ đất nông nghiệp Hoa Kì do các nhà Địa Lý của trường Đại học Chicago tiến hành vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX.
    Tác giả D. Hudson đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để vạch quy hoạch vựng sụng Tenes và đưa vào một số bổ sung (cường độ xói mòn, độ lẫn đá, độ dày tầng đất và độ phì nhiêu). Các khoanh vi mà tác giả vạch ra được gọi là “Unit area”.
    Năm 1938 ở Anh đã thực hiện công trình đánh giá đất đai theo phương pháp của Stamp. Các công trình được tiến hành tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau mà không qua thực địa. Bản đồ xuất bản trong tập “planning maps” (Grea Britatn 1944 -1945)
    Việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan được tiến hành mạnh mẽ nhất vào những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, qua việc đánh giá đất nông nghiệp ở châu Âu, Châu Á, Châu Phi cùng thời điểm này việc đánh giá mức độ thích nghi cây trồng được đẩy mạnh. Ví dụ, D.J. Radciffe đã nghiên cứu thời vụ gieo trồng; D.J.Radcliffe và K.Rochette nghiên cứu về cây ngô ở Mozambic và có nêu lên chỉ tiêu đánh giá đất đai.
    Công trình tiêu biểu nhất cho việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan là các công trình của FAO đã được thực hiện và được áp dụng ở nhiều nơi. Các công trình này được tiến hành đánh giá đất đai trên cơ sở phân chia lãnh thổ ra các “land unit” và đánh giá đất đai theo các kiểu sử dụng (land ulitization types). Phương pháp đánh giá theo hai cách là đánh giá riờng cỏc thành phần và đánh giá chung. Đánh giá riêng được thực hiện bằng hệ số (từ 0,0 đến 1,0), còn đánh giá chung bằng cách nhõn cỏc hệ số đánh giá riêng và cũng thực hiện bằng hệ số từ 0,0 đến 1,0 với 4 cấp là S[SUB]1, [/SUB]S[SUB]2, [/SUB]S[SUB]3[/SUB] và N tương ứng với rất thích hợp, thích hợp, thích hợp thấp và không thích hợp.
    3.2 . Ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cũng đã được thực hiện từ rất lâu với các công trình tiêu biểu mà khởi đầu là của V.M.Pritland, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập ở Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên thuộc Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Ngoài ra các công trình của Nguyễn Trọng Điều, Trần Đỡnh Giỏn (chủ biên), Vũ Tự Lập (chủ biên), đặc biệt là các công trình quản lí kết quả trồng rừng PAM 403 do Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành. Công trình này đã tiến hành khảo sát một số yếu tố về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế -xã hội ở 13 tỉnh Miền Trung.
    Vào những năm 80 của thế kỉ XX, các công trình của các tác giả: Nguyễn Thành Long và cộng sự (1984); Trương Thị Tùng (1986); Nguyễn Văn Sơn (1988) đã đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan ở Tõy Nguyên và một số tỉnh đối với một số cây công nghiệp như chè, cao su, cà phờ Tỏc giả Nguyễn Đình Giang (1986, 1988) đã đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đối với cây khoai lang ở huyện Hoài Đức (Hà Tây) bằng cách phân chia các thể tổng hợp tự nhiên.
    Hầu hết các công trình đều dựa trên cơ sở phân chia lãnh thổ ra các cảnh quan rộng hoặc các cấp nhỏ hơn. Đánh giá chung có được bằng cách cộng điểm các đánh giá riêng. Năm 1994, Nguyễn Thế Thôn đã thực hiện công trình: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đối với các đối tượng nuôi trồng ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)”, tác giả cũng dựa trên nghiên cứu cơ sở phân chia lãnh thổ ra các cấp và đánh giá chung theo phương pháp tổng hợp.
    Năm 1994 cú cỏc công trình: “Đánh giá đất đai vùng duyên hải Bắc Trung Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” và “Đỏnh giá hiện trạng sử dụng đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ở Tõy Nguyờn” đều do Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thực hiện. Các công trình này phân chia các đơn vị đất đai (Land mapping unit – LMU) và đánh giá theo các cấp S[SUB]1, [/SUB]S[SUB]2, [/SUB]S[SUB]3[/SUB] và N cho các hệ số sử dụng đất như lúa, rau màu và cõy cụng nghiệp
    Năm 1997, tác giả Nguyễn Đình Giang thực hiện công trình “Đỏnh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng đồi núi phía Đông tỉnh Thanh Hóa phục vụ quy hoạch một số cây trồng cho năng suất cao”. Các chủ thể mà tác giả chọn để đánh giá là các loại cây: vải thiều, lạc, dứa, mớa. Cỏc chỉ tiêu dùng để đánh giá là khí hậu (nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, số giờ nắng ); đất (loại đất theo đá mẹ, độ dày tầng đất ), địa hình (độ dốc). Tác giả cũng dùng thang điểm đánh giá riêng và liên kết các thang đánh giá riêng và thang đánh giá chung có trọng số với 4 cấp S[SUB]1, [/SUB]S[SUB]2, [/SUB]S[SUB]3[/SUB] và N.
    Đánh giá vùng trồng cho một số loài cây lâm nghiệp theo hướng lập địa có công trình: “Nghiờn cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý” của Viện khoa học Lâm nghiệp do Hoàng Xuân Tý chủ biên. Đề tài đã đánh giá khái quát vùng thích hợp cho một số loài cây trồng chủ yếu trên đồi núi trọc là bạch đàn trắng, thông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lá, keo lá tram, cây điều, cây tếch trên phạm vi toàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/1.000.000 và áp dụng cho Quảng Nam – Đà Nẵng ở bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
    Gần gũi với hướng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cú cỏc công trình đề tài, luận án Tiến sĩ của một số tác giả như: Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lý phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắc Lắc” của Nguyễn Xuân Độ, năm 2003. Đề tài này cũng thực hiện theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đề tìm ra mức độ thích nghi của cây công nghiệp dài ngày cà phê, cao su ở tỉnh Đắc Lắc.
    Năm 2003, tác giả Phạm Hoàng Hải và Phạm Thị Trâm đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển cây ăn quả (na, vải) huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Các tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá cảnh quan để tìm ra mức độ thích nghi của sinh thái của cây na, vải. Tác giả đã phân chia được 54 dạng cảnh quan tồn tại trong khu vực nghiên cứu và phân cấp mức độ thích nghi của cây na, vải với 3 cấp: thích nghi ít, thích nghi và rất thích nghi. Tác giả chủ yếu dựa vào chỉ tiêu sinh thái của nhóm cây na, vải để làm chỉ tiêu đánh giá.
    Cũng trong năm 2003, tác giả Phạm Quang Tuấn đã thực hiện đề tài “Nghiờn cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả phục vụ khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Tác giả đã phân chia được 66 dạng cảnh quan sinh thái rồi đánh giá mức độ sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế, bền vững môi trường, bền vững xã hội. Tác giả đã phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp: S1 (3 điểm), S2 (2 điểm), S3 (1 điểm) và N (0 điểm).
    Năm 2005, tác giả Lê Cảnh Định (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam) đã công bố đề tài: “ Tích hợp phần mềm ALES – GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã sử dụng mô hình tích hợp ALES – GIS để đánh giá đất đai ở huyện Cẩm Mỹ, tác giả đã xây dựng được mô hình tích hợp để đưa vào đánh giá các chỉ tiêu được lựa chọn là: độ dốc, tầng dày, kết von, khả năng tưới, gley. Kết quả là tác giả đã đưa ra các bản đồ đất và bản đồ đánh giá thích nghi đất đai của huyện Cẩm Mỹ, từ đó đưa ra quy hoạch về sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
    Cũng với phương pháp đánh giá tương tự là sử dụng mô hình tích hợp ALES-GIS, tác giả Lê Văn Trung và Nguyễn Trường Ngân (Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện đề tài: “Đánh giá biến động thích nghi đất nông nghiệp lưu vực sông Bé”. Bài báo cáo giới thiệu ứng dụng phần mềm ALES – GIS để xây dựng mô hình đánh giá biến động thích nghi đất nông nghiệp theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, lấy địa bàn nghiên cứu là lưu vực sông Bé. Tác giả đã tiến hành xây dựng lại bản đồ thích nghi đất nông nghiệp cho tương lai, so sánh với kết quả đánh giá bản đồ thích nghi trước đây từ đó đề xuất các hướng khai thác sử dụng đất thích hợp hơn cho tương lai.
    3.3. Các công trình nghiên cứu ở Hà Tĩnh
    Ở Hà Tĩnh các công trình nghiên cứu về đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng còn rất hạn chế và đánh giá thích nghi sinh thái bằng công nghệ ALES – GIS chưa được quan tâm và chưa có báo cáo chính thức. Riêng về cây bưởi Phúc Trạch, đã có nhiều dự án nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển cây bưởi như đề tài: “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển bưởi Phúc Trạch” của Đào Nghĩa Nhuận hay “Dự án bảo tồn nhân giống khôi phục và phát triển cây bưởi Phúc Trạch theo hướng hàng húa” của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Hà Tĩnh (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh) song các dự án chưa đi sâu vào đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây bưởi mà chủ yếu còn đề ra các giải pháp trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội và thị trường tiêu thụ cho cây bưởi Phúc Trạch.
    4. Quan điểm nghiên cứu
    4.1. Quan điểm hệ thống
    Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung rất phổ biến. Sự tiếp cận quan điểm hệ thống trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không có gì xa lạ, bởi từ lâu, đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa Lí tự nhiên tổng hợp đã được xác định là một hệ thống hoàn chỉnh của hàng loạt các hợp phần, các mối quan hệ có mối tác động qua lại trong việc tạo nên các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Việc vận dụng quan điểm hệ thống sẽ giúp cho việc giải thích các đối tượng cần đánh giá rõ ràng hơn, tạo ra những hiểu biết mới và làm giàu thờm cỏc khái niệm về đối tượng nghiên cứu như tính hoàn chỉnh, tính tổ chức, tính thang bậc, tính thích nghi, tính bền vững.
    Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, bởi lẽ quan điểm này cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác hơn tính cấu trúc không gian, từ đó phân tích được chức năng của các hợp phần, các nhân tố tạo nên cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của các địa tổng thể. Đề tài đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây trồng có sử dụng quan điểm hệ thống vì cây trồng không chỉ phụ thuộc vào một nhân tố mà còn phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố trong quá trình sinh trưởng và phát triển . Các nhân tố ở đó có mối quan hệ tác động qua lại và biến đổi không ngừng. Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, bởi lẽ quan điểm này cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác hơn tính cấu trúc không gian, từ đó phân tích được chức năng của các hợp phần, các nhân tố tạo nên cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của các địa tổng thể. Đề tài đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây trồng có sử dụng quan điểm hệ thống vì cây trồng không chỉ phụ thuộc vào một nhân tố mà còn phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố trong quá trình sinh trưởng và phát triển . Các nhân tố ở đó có mối quan hệ tác động qua lại và biến đổi không ngừng.
    4.2. Quan điểm lãnh thổ
    Tư duy địa lí là tư duy gắn liền với lãnh thổ, vì bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể. Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng nghiên cứu đều không tách khỏi lãnh thổ mà cũn cú mối quan hệ với những lãnh thổ xung quanh cả trên phương diện tự nhiên cũng như phương diện kinh tế xã hội. Vì vậy, phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một không gian lớn hơn mới có thể so sánh, cắt nghĩa chính xác và khoa học.
    Đối với đề tài đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, việc xác định sự phân hóa không gian lãnh thổ của các đối tượng địa lí, tác giả đó dựng phương pháp truyền thống là liên kết các bản đồ phân cấp các yếu tố liên quan để xây dựng bản đồ tổng hợp. Các bản đồ tác giả sử dụng để phân tích liên hợp các yếu tố là: bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao, bản đồ thổ nhưỡn, bản đồ nhiệt độ và lượng mưa để tìm ra mức độ thích nghi của cây bưởi trên lãnh thổ nghiên cứu.
    4.3. Quan điểm tổng hợp
    Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu địa lí. Quan điểm tổng hợp đòi hỏi khi xem xét, phân tích một số đối tượng, chúng ta phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc của mỗi lãnh thổ cụ thể.
    Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, trước hết phải đánh giá đúng từng thành phần (địa hình, khí hậu, đất đai ), sau đó đánh giá tổng hợp bằng cách phân tích liên hợp các thành phần để tìm ra mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi. Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, trước hết phải đánh giá đúng từng thành phần (địa hình, khí hậu, đất đai ), sau đó đánh giá tổng hợp bằng cách phân tích liên hợp các thành phần để tìm ra mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi.
    4.4. Quan điểm thực tiễn
    Bất cứ một công trình khoa học nào cũng được xuất phát từ thực tiễn được thực hiện kiểm chứng. Quan điểm thực tiễn là quan điểm đúng đắn nhất, và xác nhận giá trị và khả năng thực thi của kết quả nghiên cứu.
    Quan điểm thực tiễn áp dụng trong đề tài là đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi với các điều kiện tự nhiên . Kết quả đánh giá giúp cho việc định hướng quy hoạch, phát triển cỏc vựng chuyên canh cây ăn quả mà ở đó cây bưởi là cây chủ yếu. Việc đề xuất quy hoạch còn được căn cứ trên việc xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội thực tế có liên quan.
    4.5. Quan điểm sinh thái môi trường
    Trong các công trình nghiên cứu về bất cứ lãnh thổ nào, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về nông – lâm nghiệp thì vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong các công trình nghiên cứu về bất cứ lãnh thổ nào, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về nông – lâm nghiệp thì vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất.
    Quan điểm sinh thái chỉ ra rằng, khi xem xét một cá thể sinh vật nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường xung quanh, giữa các cá thể cùng loài và khác loài. Bởi vì, môi trường xung quanh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật. Cho nên, thực hiện đề tài này, tác giả đã xem xét toàn diện các nhân tố có liên quan đến sinh trưởng và phát triển của chủ thể đánh giá, từ đó tìm ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Quan điểm sinh thái môi trường cũn giỳp cho việc quy hoạch hợp lí lãnh thổ nhằm mục đích phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông – lâm nghiệp nói riêng theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái – một trong ba mặt nội dung của phát triển bền vững. Quan điểm sinh thái chỉ ra rằng, khi xem xét một cá thể sinh vật nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường xung quanh, giữa các cá thể cùng loài và khác loài. Bởi vì, môi trường xung quanh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật. Cho nên, thực hiện đề tài này, tác giả đã xem xét toàn diện các nhân tố có liên quan đến sinh trưởng và phát triển của chủ thể đánh giá, từ đó tìm ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Quan điểm sinh thái môi trường còn giúp cho việc quy hoạch hợp lí lãnh thổ nhằm mục đích phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông – lâm nghiệp nói riêng theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái – một trong ba mặt nội dung của phát triển bền vững.
    5. Các phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp xử lí số liệu
    Thu thập và xử lí số liệu là giai đoạn đầu của quá trình đánh giá. Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu tại khu vực nghiên cứu, các số liệu về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên của vùng, từ đó lựa chọn các yếu tố cần thiết để đánh giá theo mục đích của đề tài. Tác giả đã sắp xếp, hệ thống hóa các số liệu theo nội dung đánh giá.
    5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
    Từ các số liệu đã thu thập, tác giả đã hệ thống hóa các số liệu, xây dựng các biểu đồ, phân tích các kết quả, so sánh, đối chiếu sự phân hóa đặc điểm tự nhiên và đặc điểm sinh thái cây bưởi. Từ các số liệu đã thu thập, tác giả đã hệ thống hóa các số liệu, xây dựng các biểu đồ, phân tích các kết quả, so sánh, đối chiếu sự phân hóa đặc điểm tự nhiên và đặc điểm sinh thái cây bưởi.
    5.3. Phương pháp bản đồ
    Đây là phương pháp chủ đạo của khoa học Địa lý. Từ các bản đồ nền đã có của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp của bản đồ học, tác giả đã xây dựng các bản đồ phục vụ cho mục đích đánh giá, sau đó liên kết các bản đồ thành phần để đưa ra bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cây bưởi trên lãnh thổ nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ đạo của khoa học Địa lý. Từ các bản đồ nền đã có của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp của bản đồ học, tác giả đã xây dựng các bản đồ phục vụ cho mục đích đánh giá, sau đó liên kết các bản đồ thành phần để đưa ra bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cây bưởi trên lãnh thổ nghiên cứu.
    5.4. Phương pháp đánh giá
    Phương pháp đánh giá được áp dụng triệt để trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đề tài chỉ là bước đầu của công trình đánh giá – quy hoạch lãnh thổ, đó là đánh giá mức độ nghiên cứu của cây bưởi đối với lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp đánh giá được áp dụng trong đề tài dựa vào sự so sánh đặc điểm sinh thái của cây vải với các yếu tố của điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu. Các bước của công trình nghiên cứu đánh giá được tiến hành với việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá, phân cấp các chỉ tiêu và đánh giá tổng hợp. Kết quả đánh giá là tìm ra mức độ thích nghi khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
    5.5. Phương pháp hệ thống thông tin địa lý
    Đây là phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Việc sử dụng các phần mềm GIS giúp cho việc phân tích, xử lý trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
    Mô hình tích hợp ALES – GIS: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng mô hình tích hợp ALES – GIS. Cấu trúc mô hình đánh giá thích nghi trên nền ALES- GIS bao gồm ba bộ phận: Thứ nhất là nhu cầu sinh thái cây bưởi Phúc Trạch và bản đồ cảnh quan liên kết với ma trận thuộc tính cảnh quan thuộc địa bàn huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Thứ hai là nhập, xử lý và đánh giá, xuất dữ liệu nhờ ALES – GIS tương tác với chuyên gia đánh giá. Thứ ba là dữ liệu đầu ra là ma trận thích nghi liên kết với bản đồ đánh giá thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê. Sử dụng mô hình tích hợp ALES- GIS đó giỳp cho việc đánh giá thích nghi sinh thái cây Phúc Trạch một cách đầy đủ và chính xác.
    5.6. Phương pháp thực địa
    Phương pháp thực địa rất quan trọng trong quá trình đánh giá, đặc biệt là trong đề xuất quy hoạch. Tuy không phải là phương pháp chủ yếu được thực hiện trong đề tài này, nhưng kết quả tìm hiểu khảo sát thực tế giúp tác giả hiểu hơn tình hình thực tế trồng Phương pháp thực địa rất quan trọng trong quá trình đánh giá, đặc biệt là trong đề xuất quy hoạch. Tuy không phải là phương pháp chủ yếu được thực hiện trong đề tài này, nhưng kết quả tìm hiểu khảo sát thực tế giúp tác giả hiểu hơn tình hình thực tế trồng bưởi ở địa phương và là cơ sở tham khảo cho việc nêu ra các kiến nghị và đề xuất quy hoạch.
    6. Cấu trúc của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của khúa luận bao gồm:
    Chương I: Cơ sở khoa học và công nghệ của việc đánh giá thớch nghi sinh thái của cõy bưởi Phúc Trạch bằng mô hình ALES – GIS
    Chương II: Đánh giá thích nghi sinh thái của cõy bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh
    Chương III: Phương hướng, giải pháp để phát triển cây bưởi theo hướng hàng hóa


    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH BẰNG MÔ HÌNH ALES – GIS

    I.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH QUAN
    I.1.1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc và quy trình đánh giá thích nghi sinh thái
    I.1.1.1. Khái niệm về đánh giá thích nghi sinh thái
    Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan còn có tên gọi khác Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan còn có tên gọi khác: đánh giá mức độ thuận lợi, đánh giá kĩ thuật (Mukhina L.I., 1973), đánh giá mức độ thích nghi (FAO, 1986), hoặc đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp. Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của các cảnh quan và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan được hiểu là phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ. Ở đây, số dạng thường giới hạn ở một số loại hình khai thác, sử sụng chính
    I.1.1.2. Nội dung và nhiệm vụ của đánh giá thích nghi sinh thái
    Đánh giá thích nghi sinh thái hay đánh giá mức độ thuận lợi là phương pháp đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng: cảnh quan ứng dụng, địa mạo ứng dụng Đỏnh giỏ thích nghi sinh nghi sinh thái các cảnh quan, đơn vị đất đai, sinh thái cảnh nói chung là các địa tổng thể các cấp có nhiệm vụ xác định mức độ phù hợp của chúng đối với đối tượng quy hoạch phát triển. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở điểm


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nhữ Quang Cảnh, 2004. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch trồng vải ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Địa lý, Hà Nội.
    2. Phạm Hoàng Hải – Nguyễn Thượng Hùng – Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    3. Phạm Hoàng Hải – Nguyễn Thị Trầm, 2001. Ứng dụng phương pháp đánh giá cảnh quan trong việc quy hoạch cây ăn quả ở Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, Thông báo khoa học, Viện Địa lý, Hà Nội.
    4. Nguyễn Cao Huần, 2005. Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    5. Đào Nghĩa Nhuận, 2008. Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển bưởi Phúc Trạch, Hội Khoa học và kĩ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh
    6. Vũ Công Hậu, 2000. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
    7. Phạm Đức Nghiệm và nnk, 2000. Cẩm nang cây ăn quả, NXB Nông nghiệp Nghệ An
    8. Phạm Quang Tuấn, 2003. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.
    9. Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc, 1978. Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
    10. Nguyễn Thị An Thuyên, 2003. Khí hậu Hà Tĩnh, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội
    11. Nguyễn Danh Vàn, 2009. Kĩ thuật canh tác cây ăn trái – cây bưởi, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
    12. David G. Rossiter, Armand R. Van Wambeke. Hệ thống đánh giá đất đai tự động ho, tài liệu cho người sử dụng ALES version 4.65. Nguyễn Đình Kỳ dịch
    13. Hội khoa học đất Việt Nam, 1995. Đất Việt Nam, NXB Nông nghệp, Hà Nội
    14. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2009. Dự án bảo tồn nhân giống khôi phục và phát triển cây bưởi Phúc Trạch theo hướng hàng hóa giai đoạn 2010 – 2020
    15. Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê năm 2000, Hà Tĩnh.
    16. Niên giám thống kê 2010, Hương Khê, Hà Tĩnh.
    17. Một số wedsite: www.hatinh.gov.vn, www.rauquavietnam.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...