Luận Văn Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Dầu thực vật

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỜI MỞ ĐẦU ( CÓ FILE WORD VÀ ACROBAT)


    1) Sự cần thiết của đề tài


    Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý
    doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu
    cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành
    quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những
    thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn
    kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total
    asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần
    (EPS), .v.v được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều
    khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh
    nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá
    thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế:
    Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí
    sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng
    chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không.
    Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế toán. Nhưng số liệu kế
    toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa
    nhận, vì vậy, sẽ dẫn đến một số hạn chế như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong
    việc phản ánh vốn đầu tư, v.v. Đặc biệt nhà quản lý có thể thông qua đó để bóp méo số liệu kế
    toán phục vụ cho mục đích của mình.
    Thứ ba, để theo đuổi mục tiêu giá trị thì các thước đo truyền thống không thích hợp vì chúng chủ
    yếu sử dụng số liệu quá khứ trên báo cáo kế toán, trong khi để tính chính xác giá trị mà doanh
    nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trị thị trường.
     
Đang tải...