Luận Văn đánh giá tầng chứa oligoxen e70 từ kết quả minh giải thử vỉa dst giếng khoan y – 3x, mỏ y, lô 09 – 2

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/11/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ngành công nghiệp Dầu khí nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều công ty Dầu khí trong nước cũng như sự đầu tư của nhiều tập đoàn dầu khí lớn. Từ khi ra đời cho đến nay ngành công nghiệp dầu khí luôn là ngành mũi nhọn đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Với sự đóng góp đó, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị có bề dày truyền thống, giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí cốt lõi của Tập đoàn. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) được thành lập ngày 04/05/2007 trên cơ sở hợp nhất Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí để thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và nước ngoài. Kế thừa những thành quả và kinh nghiệm từ các các đơn vị tiền thân, PVEP đã phát triển vượt bậc và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Giai đoạn 2007-2012, PVEP đã khai thác đạt trên 40 triệu tấn dầu và condensat, 36,5 tỉ mét khối khí, gia tăng trữ lượng 273 triệu tấn quy dầu; Công bố 27 phát hiện dầu khí và đưa 16 mỏ mới vào khai thác; doanh thu trong giai đoạn này của PVEP đạt trên 171 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 59 nghìn tỷ đồng Phát huy vai trò là đơn vị tiên phong của Petrovietnam trong hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư ra nước ngoài, PVEP hiện tham gia hàng chục dự án dầu khí tại 14 quốc gia, trong đó đã thu được sản lượng khai thác từ các mỏ Cendor, D30 tại Malaysia và đang đẩy nhanh các hoạt động khai thác tại Algeria, Peru Các thành quả đã đạt được của PVEP đã góp phần cùng Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đóng góp rất quan trọng cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Tính đến năm 2013, PVEP đã có 5 phát hiện dầu khí mới, trong đó có 4 phát hiện tại các dự án trong nước gồm: Kình Ngư Vàng, Kình Ngư Trắng, Tê Giác Trắng khối H5 và một phát hiện tại Myanmar là SYT-1X (Lô M2). Ngày 17/12/2013, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) đã chính thức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản lượng năm 2013, về đích trước thời hạn 14 ngày. Năm 2013 cũng là năm PVEP tự hào được vinh danh ở những thứ hạng cao trong
    XIV
    các bảng xếp hạng uy tín trong cả nước: Top 10 Giải thương Sao Vàng Đất Việt, Top V1000 – Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt nam. Tổng giám đốc PVEP, tiến sĩ Đỗ Văn Khạnh, vinh dự được xướng tên trong top 15 doanh nhân tiêu biểu trong Chương trình Vinh Quang Việt Nam. Việc tìm kiếm thăm dò dầu khí mang tính chất rủi ro rất cao, vì vậy đâu là những nhân tố quyết định sự thành công cho PVEP đến ngày hôm nay? Làm sao có thể tìm kiếm, phát hiện và đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên quý giá này. Một câu hỏi luôn được đặt ra là: trước khi đầu tư khai thác vào một mỏ dầu, liệu nguồn tài nguyên tìm được có trữ lượng đủ lớn để khai thác thương mại hay không. Và kế hoạch khai thác như thế nào là hợp lý đối với nguồn tài nguyên không tái sinh này. Để trả lời câu hỏi đó, thông tin về vỉa chứa phải có độ tin cậy cao. Thông tin được cung cấp từ các nhà địa chất, địa vật lý chỉ là các thông số ở trạng thái tĩnh. Còn khi vỉa ở trạng thái động nghĩa là đang khai thác thì sao? Đánh giá tiềm năng vỉa dựa vào các thông số đó có đủ độ tin cậy hay không? Là một trong các phát hiện dầu khí mới của PVEP, mỏ Y thuộc lô 09-2/09, bồn trũng Cửu Long, đã được khảo bởi ba giếng khoan Y-1X, Y-2X và Y-3X. Giếng Y-3X là giếng khảo sát cuối cùng vào tháng 4/2012 với hai quá trình thử vỉa DST. Kết quả thử vỉa (DST số 1) trong đá móng tại giếng khoan Y-3X vượt xa dự kiến. Tiếp theo sau sự thành công đó, Công ty PVEP POC sẽ tiếp tục thử vỉa DST số 2, đánh giá đối tượng chứa khác thuộc trầm tích lục nguyên (Oligoxen E70) phía trên tầng đá móng với mục tiêu thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá trữ lượng của cấu tạo, lập kế hoạch thẩm lượng Vậy “Thử vỉa DST số 2 này có đạt được sự thành công như mong đợi hay không?” Thông qua đề tài: “ ĐÁNH GIÁ TẦNG CHỨA OLIGOXEN E70 TỪ KẾT QUẢ MINH GIẢI TÀI LIỆU THỬ VỈA DST GIẾNG KHOAN Y-3X, MỎ Y, LÔ 09-2/09, BỒN TRŨNG CỬU LONG“ Tác giả xin góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đã nêu trên. 2. Nhiệm vụ của đồ án
    - Tìm hiểu cấu trúc địa chất lô mỏ Y, 09-2/09 thuộc bồn trũng Cửu Long;
    - Khái quát về các phương pháp thử vỉa và lý thuyết thử vỉa;
    - Minh giải kêt quả thử vỉa DST, đánh giá tầng chứa khu vực giếng khoan Y-3X, mỏ Y.
    XV
    3. Cơ sở tài liệu nghiên cứu Đồ án được thực hiện dựa trên tài liệu được phép thu thập tại công ty PVEP. Ngoài ra còn sử dụng các sách, tài liệu, bài báo chuyên ngành trong và ngoài nước đã công bố. 4. Cấu trúc đồ án Cấu trúc đồ án gồm mở đầu, kết luận và 5 chương nội dung chính với bố cục như sau: Mở đầu Chương 1: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế nhân văn khu vực nghiên cứu. Chương 2: Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ lô 09-2/09. Chương 3: Cấu trúc địa chất mỏ Y. Chương 4: Cơ sở lý thuyết các phương pháp thử vỉa. Chương 5: Minh giải tài liệu thử vỉa DST giếng Y-3X. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Trong quá trình làm đồ án, do sinh viên còn nhiều hạn chế về phương pháp luận và kinh nghiệm, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô, các cán bộ chuyên môn và các bạn đóng góp ý kiến để giúp đồ án được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 1
    1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 1
    1.1.1 Vị trí địa lý 1
    1.1.2 Đặc điểm khí hậu . 2
    1.1.2.1 Nhiệt độ, mưa và độ ẩm 2
    1.1.2.1 Gió bão . 2
    1.1.4 Chế độ dòng chảy và sóng . 3
    1.1.4.1 Dòng chảy . 3
    1.1.4.2 Sóng 3
    1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn . 3
    1.2.1 Dân cư . 3
    1.2.2 Kinh tế 4
    1.2.2.1 Công nghiệp Dầu khí . 4
    1.2.2.2 Công nghiệp sản xuất điện năng 5
    1.2.2.3 Khai thác và chế biến hải sản 5
    1.2.2.4 Hoạt động xuất nhập khẩu . 5
    1.2.2.5 Du lịch 6
    1.2.3 Giao thông vận tải . 6
    1.2.3.1 Đường bộ . 6
    1.2.3.2 Đường thủy 7
    1.2.3.3 Đường hàng không . 7
    1.2.4 Văn hóa – Y tế - Giáo dục . 7
    1.2.4.1 Văn hóa . 7
    1.2.4.2 Y tế . 8
    1.2.4.3 Giáo dục 8
    1.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. 9
    1.3.1 Thuận lợi . 9
    V
    1.3.2 Khó khăn . 9
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 09-2/09 10
    2.1 Vị trí địa lý lô 09-2/09 . 10
    2.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí 10
    2.3 Đặc điểm địa tầng 11
    2.3.1 Đá móng trước Kainozoi . 12
    2.3.2 Các tầng trầm tích giới Kainozoi . 12
    2.3.2.1 Hệ Paleogen 12
    2.3.2.2 Hệ Neogen 14
    2.4 Đặc điểm cấu trúc – Kiến tạo . 14
    2.5 Tiềm năng dầu khí . 16
    2.5.1 Đá mẹ 16
    2.5.2 Đá chứa . 17
    2.5.3 Đá chắn . 17
    2.5.4 Bẫy và di chuyển HC . 18
    CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ Y . 19
    3.1 Lịch sử tìm kiếm thăm dò 19
    3.2 Đặc điểm cấu trúc- kiến tạo . 19
    3.3 Các tầng sản phẩm mỏ Y . 26
    3.3.1 Tầng chứa E30 (Oligoxen, tập E trên, phụ tập E30) . 26
    3.3.3 Tầng chứa E60 (Oligoxen dưới, tập E, phụ tập E60) 27
    3.3.4 Tầng chứa E70 (Oligoxen dưới, tập E, phụ tập E70) 28
    3.3.5 Tầng chứa trong đá móng nứt nẻ . 28
    CHƯƠNG 4: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ VỈA . 30
    4.1 Khái niệm chung 30
    4.1.1 Khái niệm thử vỉa 30
    4.1.2 Mục đích của thử vỉa . 30
    4.1.3 Phạm vi ứng dụng của công tác thử vỉa . 31
    4.2 Nghiên cứu dòng chảy trong đá . 31
    4.2.1 Phân loại chất lưu theo tính nén . 31
    VI
    4.2.2 Cơ chế dòng chảy 33
    4.3 Lý thuyết về phương trình dòng chảy . 35
    4.3.1. Phương trình Daxi 35
    4.3.2 Phương trình khuếch tán 35
    4.3.2.1 Điều kiện bán ổn định . 37
    4.3.2.2 Phép giải trạng thái ổn định . 37
    4.4. Ứng dụng định lý chồng . 39
    4.4.1 Chồng theo không gian 39
    4.4.2 Chồng theo thời gian . 39
    4.5 Các loại biên vỉa 41
    4.5.1 Biên không thấm . 41
    4.5.2 Biên đứt gãy . 42
    4.5.3 Biên có áp suất là hằng số . 42
    4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử vỉa 42
    4.6.1 Hệ số skin 42
    4.6.2 Hiện tượng tích chứa giếng khoan . 43
    4.7 Các phương pháp thử vỉa . 44
    4.7.1 Phương pháp thử vỉa giảm áp (Drawdown Test) 45
    4.7.2 Phương pháp thử vỉa hồi áp (Buildup test) . 45
    4.7.3 Phương pháp thử vỉa bơm ép (Injection test) . 45
    4.7.4 Phương pháp thử vỉa giảm ép (Falloff test) 46
    4.7.5 Phương pháp thử nghiệm giao thoa giữa các giếng (Interferdence test) 46
    4.7.6 Thử vỉa DST (Drillstem test) . 46
    4.8 Thử vỉa trong cần khoan (DST) . 46
    4.8.1 Khái quát về thử vỉa DST 46
    4.8.2 Đồ thị thử vỉa DST 47
    4.9 Các phương pháp minh giải tài liệu thử vỉa 49
    4.9.1 Phương pháp truyền thống . 49
    4.9.2 Phương pháp tiên tiến 54
    4.9.2 1.Tổng quan . 54
    VII
    4.9.2.2 Các bước trong minh giải tài liệu thử vỉa tiên tiến . 56
    CHƯƠNG 5: MINH GIẢI TÀI LIỆU THỬ VỈA DST GIẾNG Y-3X 64
    5.1 Quá trình thử vỉa DST giếng khoan Y-3X 64
    5.1.1. Thông tin về giếng khoan Y-3X . 64
    5.1.2 Thông tin tầng thử vỉa E70 67
    5.1.2 Mục đích của thử vỉa tầng chứa E70 71
    5.2 Minh giải DST bằng phương pháp truyền thống 75
    5.3 Minh giải bằng phương pháp tiên tiến 78
    5.3.1 Giới thiệu phần mềm Ecrin 78
    5.3.2. Quá trình minh giải . 79
    5.3.2.1 Dữ liệu đầu vào . 79
    5.3.2.2 Quy trình thực hiện . 80
    5.2.2.3 Phân tích và đưa ra kết quả 84
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 902
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...