Luận Văn Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI

    Tài nguyên khí hậu là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển "kinh tế xã hội của mỗi nước. Tài nguyên khí hậu cũng là một trong những thành phần chính của môi trường tự nhiên, có
    mối quan hệ tương tác với tài nguyên đất, nước và sinh vật. Nghiên cứu điều kiện khí hậu và đánh giá mức độ thích nghi đối với cây trồng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lí luận cho công tác đánh giá nói chung và đánh giá điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên nói riêng; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên khí hậu còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lí nhận thức rõ đặc điểm khí hậu của từng khu vực, mức độ thích nghi với từng loại cây trồng, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác lãnh thổ một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất.
    Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 6360,76km[SUP]2[/SUP]. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, trong đó có những đỉnh núi cao đồ sộ nhất ở nước ta. Khí hậu đa dạng có sự phân hoá rõ rệt. Trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh bên cạnh việc đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ - du lịch thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, chiếm hơn 70% cơ cấu lao động, 32,82% cơ cấu kinh tế (năm 2007).
    Với đặc thù đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khí hậu cho phép Lào Cai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng. Trong đó phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới
    và ôn đới được coi là thế mạnh của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số vùng bà con trồng một số cây dược liệu quý như: thảo quả, tam thất, đương quy, đỗ trọng . cho chất lượng khá tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa đây là những cây trồng rất có giá trị về mặt y học và đời sống xã hội, lại hết sức thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tại Lào Cai diện tích các cây dược liệu còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, góp phần phát huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng mức các điều kiện tự nhiên, có những định hướng quy hoạch, mở rộng không gian phát triển cụ thể. Trong đó, đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển một số cây dược liệu là việc làm cần thiết và phù hợp.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, cùng với sự mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc phát triển kinh tế địa phương, giúp bà con xoá đói giảm nghèo tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu” để định hướng nghiên cứu trong luận văn này.

    2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu

    Trên cơ sở phân tích các điều kiện khí hậu, đối chiếu với đặc điểm sinh thái cây trồng nhằm đánh giá mức độ thích nghi của một số cây dược liệu đối với điều kiện khí hậu. Từ kết quả đánh giá thích nghi với điều kiện khí hậu, kết hợp với đánh giá tác động môi trường và phân tích chi phí lợi ích để đưa ra những định hướng quy hoạch mở rộng diện tích một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cơ bản như sau:
    - Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, chỉ tiêu đánh giá.
    - Phân tích các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai.
    - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các cây dược liệu đánh giá. Xác định các chỉ tiêu và ngưỡng sinh thái cụ thể phù hợp với điều kiện khí hậu.
    - Phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên tỉnh Lào Cai và thể hiện kết quả phân loại trên bản đồ tỉ lệ 1: 650 000.

    - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp để đánh giá mức độ thích nghi của các cây dược liêu với điều kiện khí hậu.
    - Đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển, mở rộng diện tích các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

    3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Phạm vi không gian:
    Được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính tỉnh Lào Cai. Diện tích tự nhiên là 6360,76km[SUP]2[/SUP], bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có xét đến phạm vi tiếp giáp: phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu:
    + Đối với điều kiện khí hậu, có nhiều chỉ tiêu tác động đến cây trồng như: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, chu kì quang, gió, các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Để đánh giá điều kiện thích nghi nhằm mở rộng diện tích một số cây dược liệu, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn tác giả dùng 4 chỉ tiêu cơ bản là: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô. Trong quá trình đánh giá tác giả cũng chú ý đến các chỉ tiêu khác của khí hậu và độ cao địa hình.
    + Đối với các cây dược liệu, nhằm đi sâu, đánh giá kĩ, tránh dàn trải tác giả chỉ lựa chọn 2 cây chính là: cây thảo quả và cây tam thất. Đây cũng là 2 cây chủ đạo trong nhóm cây dược liệu được trồng ở Lào Cai.

    4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHÊN CỨU
    Kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nói chung, đánh giá điều kiện khí hậu nói riêng là cơ sở khoa học đầu
    tiên trong công tác quy hoạch lãnh thổ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới. Do đó, việc đánh giá các điều kiện tự nhiên thường được tiến hành khá sớm. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều tác giả thì việc đánh giá này còn đang trên đường hoàn thiện từ lí luận chung đến các phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu [23].
    Trên thế giới, việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến thảm thực vật tự nhiên và cây trồng được các tác giả tiến hành khá lâu và đã đạt được những kết quả nhất định:
    Năm 1900, W.Koppen (nhà khí hậu học người Đức) căn cứ vào bản đồ thực vật của Griesebach xây dựng để phân chia thế giới thành 6 đới khí hậu và 24 loại hình khí hậu. Ông đã dùng các chỉ tiêu: nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất, lượng mưa ít nhất để phân chia và đánh giá tác động của khí hậu đến cây trồng. Ông đã gắn tên gọi các đới, các loại hình khí hậu của mình với các thảm thực vật [78].
    Năm 1936, W.Koppen đã cải tiến cách phân loại của mình. Ông vẫn dùng chỉ tiêu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và lượng mưa năm để phân chia thế giới thành 5 đới khí hậu chính phù hợp với 5 lớp phủ thực vật chính
    trên Trái Đất. Trong các đới khí hậu ông lại dùng chỉ tiêu mùa khô, mùa rét lạnh cũng như thời gian xuất hiện để chia thành 11 loại khí hậu khác nhau từ đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều đến đới khí hậu băng tuyết [78]:
    A. Đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều
    af. Loại hình khí hậu rừng mưa nhiệt đới
    AW. Loại hình khí hậu thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới
    B. Đới khí hậu khô ráo
    Bs. Loại hình khí hậu thảo nguyên Bw. Loại hình khí hậu sa mạc
    C. Đới khí hậu ấm áp, mưa nhiều
    Cw. Loại hình khí hậu ấm, mùa đông khô
    Cs. Loại hình khí hậu ấm, mùa hè khô
    Cf. Loại hình khí hậu ấm, ẩm quanh năm

    D. Đới khí hậu rét lạnh - khí hậu rừng có tuyết
    Dw. Loại hình khí hậu rét lạnh, mùa đông khô
    Df. Loại hình khí hậu mùa đông lạnh, ẩm quanh năm
    E. Đới khí hậu băng tuyết
    Et. Loại hình khí hậu đài nguyên
    Ef. Loại hình khí hậu kết băng
    (Trong đó: s, w, f, t là chỉ thị mức độ khô và rét lạnh)
    Năm 1948, nhà khí hậu học Ivanôp đã dùng hệ số ẩm ướt K =r/E[SUB]0[/SUB] (r là lượng mưa năm, E[SUB]0[/SUB] là lượng bốc hơi năm) để phân chia ra 6 loại khí hậu cơ bản sau:
    1. Khu vực rất ẩm ướt (K ≥ 1,5) tương ứng với kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới và á nhiệt đới xanh quanh năm, rừng ẩm ướt và đài nguyên ẩm ướt ở ôn đới.
    2. Khu vực khá ẩm ướt (1 ≤ K ≤ 1,49) với kiểu thảm thực vật là rừng rụng lá về mùa khô ở nhiệt đới, rừng lá kim và lá rộng ôn đới.
    3. Khu vực ẩm ướt trung bình (0,6 ≤ K ≤ 0,99). Ở nhiệt đới có thảo nguyên, rừng thưa nhiệt đới; ở á nhiệt đới có rừng lá cứng; ở ôn đới có thảo nguyên rừng.
    4. Khu vực hơi ẩm (0,3 ≤ K ≤ 0,59) với kiểu thảm là thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới khô ráo, rừng mọc ở vùng khô nhiệt đới thảo nguyên và đất cỏ ở á nhiệt đới.
    5. Khu vực thiếu ẩm ướt (0,13 ≤ K ≤ 0,29) vùng bán hoang mạc và vùng quán mộc nơi khô có nhiều gai.
    6. Khu vực khô ráo hoặc hoang mạc (0 < K ≤ 0,12).
    Như vậy theo cách phân loại của Ivanôp thì chỉ có yếu tố ẩm ướt được
    coi trọng, ít xét đến yếu tố nhiệt. Do đó, một khu vực khí hậu có thể kéo dài
     
Đang tải...