Luận Văn đánh giá Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến
    không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có

    Việt Nam. Việc đầu tiên khi tập trung phát triển du lịch là phải nhận diện tiềm
    năng du lịch. Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
    lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt
    động du lịch càng cao bấy nhiêu. Do vậy việc tìm hiểu đánh giá tài nguyên có ý
    nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch.
    Ninh Bình là một tỉnh cực nam của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và
    hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy rất thuận tiện cho giao lưu phát triển
    kinh tế - văn hóa - xã hội. Đặc biệt Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền Bắc
    Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 93km là một trong những trung tâm du lịch lớn
    nhất cả nước.
    Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của nước Việt thế kỉ X mảnh đất gắn với
    sự nghiệp của 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh, Lê, Lý với những dấu ấn lịch sử:
    Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô ở
    Hà Nội. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước đã tạo nên Ninh Bình thành một
    vùng đất thiêng, nơi phát tích của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc như: anh
    hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu Đây cũng là miền đất cội
    nguồn, là kho tàng của văn hóa dân gian đặc sắc của miền đồng bằng Bắc Bộ,
    với những làn điệu hát chèo, hát chầu văn cùng với những di tích lịch sử văn hóa
    nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm. Với nguồn
    tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đặc sắc đó đã tạo điều kiện thuận lợi
    để phát triển du lịch tỉnh thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp
    công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
    Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã thông qua phương hướng,
    mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ 2010-2015 trong đó có các
    mục tiêu,giải pháp về phát triển du lịch: Đưa kinh tế du lịch vào thời kì tăng tốc
    để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy mà trong
    những năm gần đây du lịch Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc, hoạt động kinh
    doanh du lịch từng bước được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường, các chỉ
    tiêu cơ bản về khách và doanh thu đều tăng, nộp ngân sách năm sau tăng hơn
    năm trước góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
    Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt được chư tương xứng với tiềm
    năng và lợi thế của tỉnh, chất lượng dịch vụ chưa cao, khách lưu trú đặc biệt là
    khách quốc tế còn thấp. Ninh Bình thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các khu
    vui chơi giải trí cao cấp mang tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề bất
    cập đặt ra đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác các di tích lịch sử văn hóa,
    cảnh quan môi trường cần được nghiên cứu đầu tư để có thể phát triển một nền
    du lịch bền vững. Chính vì vậy việc đánh giá tài nguyên nhân văn tỉnh Ninh
    Bình là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
    1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu
    Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch
    nhân văn để đánh giá tài nguyên và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân
    văn ở tỉnh Ninh Bình để từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả
    Tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch tỉnh.
    1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    - Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về Tài nguyên du lịch nhân văn.
    - Điều tra tổng thể tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình.
    - Đánh giá Tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên
    du lịch nhân văn của tỉnh.
    - Đưa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân
    văn phục vụ phát triển du lịch tại Ninh Bình.
    1.2.3. Giới hạn của đề tài
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn có liên
    quan và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động du lịch của tỉnh.
    1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Là các Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình bao gồm:
    - Các di tích lịch sử văn hóa
    - Lễ hội truyền thống
    - Nghệ thuật ẩm thực
    - Làng nghề thủ công truyền thống
    - Nghệ thuật dân gian truyền thống
    - Văn hóa ứng xử
    1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
    1.3.2.1. Phương pháp hệ thống
    Nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn một cách toàn diện và đưa ra
    mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống tức là đưa ra những ảnh hướng
    của tài nguyên du lịch nhân văn tới việc khai thác nguồn lợi du lịch theo một hệ
    thống có mối quan hệ nhân quả, phụ thuộc.
    1.3.2.2. Phương pháp tổng hợp
    Thông qua thực địa và tham khảo tài liệu về tài nguyên du lịch nhân văn
    sẽ tiến hành chọn lọc, đánh giá, tổng hợp thành một chỉnh thể từ đó có thể đánh
    giá các tài nguyên du lịch nhân văn một cách tương đối toàn diện.
    1.3.2.3. Phương pháp phân tích so sánh
    Thông qua việc phân tích thế mạnh, hạn chế của các loại tài nguyên du
    lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình sẽ tiến hành so sánh với các tài nguyên nhân
    văn,với môi trường tương quan trong cả nước và một số vùng tiêu biểu để đánh
    giá những giá trị của tài nguyên đó chính xác và khách quan nhất.
    1.3.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
    Dùng phương pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố của các đối tượng tài
    nguyên du lịch nhân văn, sự liên hệ giữa các đối tượng trong không gian cũng
    chính là mối liên hệ của các tuyến du lịch trong quá trình tạo tuyến. Dùng
    phương pháp này còn nhằm thể hiện những biến động các yếu tố du lịch.
    1.4. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu,kết luận và một số phụ lục khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
    Chương 2: Điều tra và đánh giá Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình

    Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu
    quả tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...