Tiến Sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
    3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 12
    4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 12
    5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN . 20
    7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN . 20
    PHẦN NỘI DUNG . 21
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
    DU LỊCH NHÂN VĂN 21
    1.1. Cơ sở lý luận . 21
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 21
    1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 26
    1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 33
    1.2. Cơ sở thực tiễn 49
    1.2.1. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế
    giới . 49
    1.2.2. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt
    Nam . 52
    1.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 55
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 56
    CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI
    NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ . 58
    2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế 58
    2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ . 58
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên . 60
    2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội . 62
    2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 67
    2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa . 67 2.2.2. Các lễ hội 74
    2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học . 77
    2.2.4. Làng nghề truyền thống 81
    2.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác 83
    2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế . 83
    2.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế . 96
    2.4.1. Qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và công ty du lịch 97
    2.4.2. Qua cảm nhận của du khách . 107
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 116
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI
    NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ . 119
    3.1. Cơ sở xây dựng định hướng 119
    3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến
    năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . 119
    3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên -
    Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030 . 121
    3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế . 123
    3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên du lịch nhân
    văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 130
    3.2. Định hướng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
    phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030 132
    3.2.1. Định hướng tổng quát . 132
    3.2.2. Định hướng khai thác theo điểm . 134
    3.2.3. Định hướng khai thác theo tuyến 136
    3.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 144
    3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV 144
    3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư 146
    3.3.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá 147
    3.3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên . 148
    3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững . 153
    3.3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ . 154
    3.3.7. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác TNDLNV . 155
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 155
    KẾT LUẬN . 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . XII
    TÀI LIỆU THAM KHẢO XIII
    PHỤ LỤC XXIII
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của
    con người, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia
    trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hướng tài nguyên rõ nét. Tài
    nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát
    triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Thực tế phát
    triển du lịch cho thấy việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp
    lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững.
    Ở Việt Nam, từ khi chính sách đổi mới được Đảng và Nhà nước ta khởi
    xướng, du lịch có sự phát triển vượt bậc. Cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong
    phú và đa dạng, du lịch Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách
    trên thế giới, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại
    lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du
    khách quốc tế, tạo ra sự hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng
    thêm lòng yêu mến đối với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh
    của ngành du lịch đang đặt ra thách thức, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp
    lý giữa việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch.
    Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp
    Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp
    biển Đông và phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong lịch sử, Huế
    đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (1687 - 1774), là kinh đô



    của triều đại Tây Sơn (1788 - 1801), rồi đến các triều đại phong kiến nhà Nguyễn
    (1802-1945).
    Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, Thừa Thiên - Huế tập trung
    phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên thế mạnh. Thừa Thiên - Huế
    là một trong số ít những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa
    dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn.
    Nằm ở vào trung độ của đất nước, vị trí của Thừa Thiên - Huế rất thuận tiện
    cho giao lưu cả hai miền Bắc - Nam bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường
    hàng không, lại gần những khu vực giàu tài nguyên du lịch như Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thừa Thiên - Huế còn là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn
    hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã,
    cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng cùng với nhiều giá trị văn hóa,
    âm nhạc, lễ hội. Trong đó, nổi bật nhất là các Di sản văn hóa (DSVH) thuộc Cố đô
    Huế được bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện,
    chùa chiền . Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ những di sản văn hoá chứa đựng
    nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
    Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thật sự là những giá trị
    văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận
    quan trọng đã được công nhận là DSVH thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho
    phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.
    Chính vì vậy việc đánh giá, xác nhận tiềm năng phục vụ cho hoạt động du lịch để
    một mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo
    tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết.
    Thực tế hoạt động du lịch trong hơn thập niên qua cho thấy, thế mạnh lâu dài
    của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế là khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch
    nhân văn (TNDLNV). Tuy nhiên sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế còn ít và đơn
    điệu, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc
    quần thể di tích Cố đô Huế, những tài nguyên du lịch nhân văn khác chưa được đầu
    tư khai thác hợp lý. Cùng với những tồn tại ở các yếu tố khác, thực trạng này chưa
    tạo ra những đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thừa
    Thiên - Huế. Đòi hỏi bức thiết của du lịch tỉnh hiện nay là phải khai thác hợp lý các
    nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn cần được chú trọng.
    Do vậy, việc kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn là cần thiết
    nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác hợp lý các tài nguyên, góp phần làm phong phú,
    đa dạng các sản phẩm du lịch, mở rộng các hoạt động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát
    triển bền vững của du lịch Thừa Thiên - Huế. Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài:
    “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án
    nghiên cứu sinh chuyên ngành Địa lý học.
     
Đang tải...