Thạc Sĩ Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối chửa bằng bơm bupivacain vào vết cắt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. NHƯNG NÉT CHỦ YẾU VỀ SINH LÝ ĐAU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU LÊN CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ. 3
    1.1.1. Khái niệm về đau 3
    1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau. 3
    1.1.3. Những yếu tố làm thay đổi ngưỡng đau 7
    1.1.4. Hiện tượng tăng cảm giác đau 8
    1.1.5. Nguyên nhân gây đau sau phẫu thuật. 8
    1.1.6. Ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật ổ bụng đối với bệnh nhân 9
    1.1.7. Cơ chế gây đau sau phẫu thuật nội soi ổ bụng 10
    1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐAU SAU MỔ 10
    1.2.1. Tâm sinh lý và cơ địa bệnh nhân 10
    1.2.2. Ảnh hưởng của phẫu thuật 11
    1.2.3. Các ảnh hưởng khác 11
    1.2.4. Dự phòng đau sau mổ 11
    1.3. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHÚC MẠC VÀ KHOANG PHÚC MẠC CÓ LIÊN QUAN 12
    1.4. TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ CỦA NEFOPAM 13
    1.5 TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ CỦA BUPIVACAIN 13
    1.5.1. Cấu trúc hoá học 13
    1.5.2. Hoạt tính tại chỗ 14
    1.5.3. Dược động học 14
    1.5.4. Tác dụng dược lý 17
    1.5.5 Chỉ định và chống chỉ định 18
    1.5.6 Thận trọng khi dùng thuốc 18
    1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU MỔ 18
    1.6.1. Phương pháp khách quan 18
    1.6.2. Phương pháp chủ quan 19
    1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU SAU MỔ BẰNG BƠM BUPIVACAIN VÀO KHOANG PHÚC MẠC VÀ GÂY TÊ CHỖ RẠCH DA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 20

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 24
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. 24
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 24
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 25
    2.2.2. Cỡ mẫu. 25
    2.2.3. Phương thức tiến hành. 25
    2.3. THU THẬP SỐ LIỆU. 30
    2.3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu. 30
    2.3.2 Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp bằng 31
    2.3.3. So sánh ảnh hưởng của thuốc tê lên tuần hoàn, hô hấp ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng và giữa hai nhóm nghiên cứu. 31
    2.3.4. So sánh các tác dụng không mong muốn khác 32
    2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. 32
    2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 32

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 33
    3.1.1. Tuổi. 33
    3.1.2. Nghề nghiệp. 33
    3.1.3. Trình độ học vấn. 34
    3.1.4. Chiều cao, cân nặng. 34
    3.1.5. Phân loại ASA 35
    3.1.6. Tiền sử liên quan. 35
    3.1.7. Xét nghiệm máu trước mổ. 36
    3.1.8. Thời gian phẫu thuật, lượng máu và áp lực hơi trong ổ bụng. 36
    3.1.9. Các thuốc dùng trong gây mê. 37
    3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SAU MỔ. 37
    3.2.1. Đau tạng. 37
    3.2.2. Đau chỗ rạch da. 40
    3.2.3. Nhu cầu dùng thuốc giảm đau sau mổ. 43
    3.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TÊ. 44
    3.3.1. Sự thay đổi tần số tim. 44
    3.3.2. Sự thay đổi của huyết áp tâm thu. 46
    3.3.3. Sự thay đổi của huyết áp tâm trương. 48
    3.3.4. Sự thay đổi của SpO2. 50
    3.3.5. Sự thay đổi của điện tim. 51
    3.4. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHÁC. 53

    Chương 4: BÀN LUẬN 54
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 54
    4.1.1 Tuổi. 54
    4.1.2. Chiều cao, cân nặng. 54
    4.1.3. Đặc điểm phân loại ASA. 55
    4.1.4. Nghề nghiệp và trình độ học vấn. 55
    4.1.5. Đặc điểm tiền sử liên quan. 56
    4.1.6. Xét nghiệm máu trước mổ. 56
    4.1.7. Thời gian phẫu thuật, lượng máu trong ổ bụng và áp lực bơm hơi. 56
    4.1.8. Các thuốc dùng trong gây mê. 57
    4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SAU MỔ. 58
    4.2.1. Cảm giác đau tạng. 58
    4.2.2. Cảm giác đau ở vết chọc trocar. 63
    4.2.3. Nhu cầu dùng thêm morphin để giảm đau sau mổ. 65
    4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TÊ. 68
    4.3.1. Sự thay đổi của tần số tim 69
    4.3.2. Sự thay đổi của điện tim. 70
    4.3.3. Sự thay đổi của huyết áp. 73
    4.3.4. Sự thay đổi của SpO2: 75
    4.4. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN. 76
    4.4.1. Đau vai sau mổ nội soi. 76
    4.4.2. Buồn nôn và nôn sau mổ. 77
    4.4.3. Các tác dụng không mong muốn khác. 77
    KẾT LUẬN 79
    KIẾN NGHỊ 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đau là một vấn đề lớn được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Đau để lại dấu ấn nặng nề lên tinh thần người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Đau đớn làm cho người bệnh khó chịu, sợ hãi và có thể có hậu quả sinh lý làm tăng phản ứng căng thẳng của cơ thể gây rối loạn nội tiết, chuyển hóa và viêm, cuối cùng có thể góp phần làm rối loạn chức năng của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim mạch, hô hấp, thần kinh, làm tăng thời gian nằm viện và tử vong [32], [35], [68], [69].
    Các loại phẫu thuật tuy khác nhau nhưng tất cả đều gây đau đớn. Hàng triệu ca phẫu thuật được thực hiện hàng năm, đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên các phương pháp giảm đau ở các cấp độ khác nhau. Đau sau phẫu thuật mang tính cấp thiết, nếu không được quan tâm thỏa đáng sẽ tăng nguy cơ trở thành các cơn đau mãn tính. Giảm đau sau mổ vừa là vấn đề nhân đạo, vừa nhằm giúp người bệnh sớm phục hồi các chức năng, giảm thiểu các biến chứng, ổn định tinh thần. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc giảm đau và các phương pháp giảm đau thích hợp luôn là mối quan tâm của các bác sĩ. Trong suốt 2 thập kỷ qua, các kỹ thuật mới để hỗ trợ kiểm soát đau sau phẫu thuật đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi [35], [42], [69].
    Phẫu thuật nội soi đã cách mạng hóa phẫu thuật với nhiều ưu điểm vượt trội: cải thiện kết quả thẩm mỹ và sự hài lòng của bệnh nhân, giảm mất máu, giảm thời gian nằm viện, giảm đau đớn và giảm chi phí. Tuy nhiên, sau phẫu thuật đau tiếp tục là một trong các phiền nạn ảnh hưởng khá nhiều lên người bệnh [35], [39], [42], [57], [69]. Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ngày càng nhiều đặc biệt là nội soi ổ bụng. Đau sau phẫu thuật nội soi ổ bụng được đánh giá ở nức độ trung bình và có những nét đặc trưng riêng [38], [42].
    Bupivacain là thuốc tê đã được sử dụng từ năm 1963, hiện nay đang được dùng rộng rãi để gây tê vùng [5], [9]. Gần đây việc bơm bupivacain vào ổ bụng kết hợp với gây tê tại điểm chọc trocar (ống soi) đã đem lại một số kết quả giảm đau khá khả quan [43], [55], [56], [57], [60], [65] . Đây là một phương pháp gây tê vùng để giảm đau được coi là đơn giản, có độ an toàn cao và có hiệu quả đối với loại phẫu thuật đau vừa như mổ nội soi [42, 69, 75]. Một số nghiên cứu cho thấy sau mổ nội soi ổ bụng với phương pháp giảm đau này, đa số bệnh nhân không cần dùng thuốc giảm đau khác, hoặc lượng thuốc giảm đau sau mổ khác được dùng giảm một cách đáng kể, đặc biệt là trong 6 giờ đầu [16], [18], [43], [55], [56], [57], [60], [62], [65], [72]. Tại Việt nam năm 2006 cũng đó cú tác giả nghiên cứu về vấn đề này [16], [18]. Tuy nhiên chưa thấy có báo cáo nào về việc sử dụng phương pháp giảm đau này cho các bệnh nhân mổ nội soi phụ khoa. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp bơm bupivacain vào khoang phúc mạc kết hợp với gây tê chỗ rạch da để giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối chửa với 2 mục tiêu:
    1. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối chửa bằng bơm bupivacain vào vết cắt có hoặc không phối hợp với gây tê tại chỗ rạch da, so sánh với phương pháp giảm đau thông thường bằng nefopam.
    2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phương pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...