Thạc Sĩ Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng bằng phương pháp tiêm mo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Giải phẫu về tử cung và phần phụ. 3
    1.1.1. Giải phẫu về tử cung. 3
    1.1.2. Giải phẫu về phần phụ. 7
    1.2. Đại cương về đau và giảm đau sau mổ. 9
    1.2.1. Định nghĩa. 9
    1.2.2. Sinh lý đau. 9
    1.2.3. Những tác động sinh lý và tâm lý của đau sau mổ. 11
    1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đau sau mổ. 13
    1.2.5. Phòng ngừa và điều trị đau sau mổ bụng. 14
    1.2.6. Đánh giá đau sau mổ. 16
    1.3. Dược lý học morphine. 19
    1.3.1. Công thức hóa học. 19
    1.3.2. Đặc tính lý hóa. 19
    1.3.3. Dược động học. 19
    1.3.4. Dược lực học. 21
    1.3.5. Receptor opioid. 24
    1.3.6. Cơ chế giảm đau của morphine. 25
    1.3.7. Chỉ định, chống chỉ định. 26
    1.3.8. Liều lượng và cách dùng. 27

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 28
    2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn. 28
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 28
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 29
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 29
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 29
    2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu. 29
    2.3.3. Cách tiến hành. 29
    2.3.4. Thu thập số liệu. 33
    2.4. Phân tích và xử lý số liệu. 35
    2.5. Đạo đức nghiên cứu. 36
    Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu. 37
    3.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng. 37
    3.1.2. Nghề nghiệp. 37
    3.2. Đặc điểm về phẫu thuật và gây mê hồi sức. 38
    3.2.1. Đường rạch da. 38
    3.2.2. Thời gian mổ và gây mê, thời gian yêu cầu giảm đau đầu tiên sau mổ. 38
    3.3. Nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau sau mổ. 39
    3.3.1. Thuốc giảm đau sau mổ. 39
    3.4. Kết quả giảm đau sau mổ. 41
    3.4.1. Điểm đau VAS tại 17 thời điểm sau mổ. 41
    3.4.2. Tần số thở. 43
    3.4.3. Độ bão hòa oxy theo nhịp mạch. 44
    3.4.4. Nhịp tim 45
    3.4.6. Huyết áp động mạch. 46
    3.4.7. Mức độ an thần. 47
    3.5. Tác dụng không mong muốn. 48
    Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 49
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 49
    4.2. Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ cắt tử cung bằng phương pháp tiêm morphine tủy sống. 49
    4.3. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của mổ cắt tử cung bằng phương pháp tiêm morphine tủy sống. 49
    DỰ KIẾN KẾT LUẬN 50
    DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1: Phân bố BN theo tuổi, chiều cao, cân nặng. 37
    Bảng 3.2: Phân bố BN theo nghề nghiệp. 37
    Bảng 3.3: Phân bố các loại đường rạch da. 38
    Bảng 3.4: Thời gian phẫu thuật, gây mê. 38
    Bảng 3.5: Lượng thuốc morphine tiêu thụ sau mổ. 39
    Bảng 3.6: Lượng thuốc Paracetamol tiêu thụ sau mổ. 40
    Bảng 3.7: Điểm đau VAS ở trạng thái tĩnh sau mổ. 41
    Bảng 3.8: Điểm đau VAS ở trạng thái động sau mổ. 42
    Bảng 3.9: Tần số thở tại các thời điểm sau mổ. 43
    Bảng 3.10: SpO[SUB]2[/SUB] tại các thời điểm sau mổ. 44
    Bảng 3.11: Nhịp tim tại các thời điểm sau mổ. 45
    Bảng 3.12: HAĐMTB tại các thời điểm sau mổ. 46
    Bảng 3.13: Độ an thần tại các thời điểm sau mổ. 47
    Bảng 3.14: Các tác dụng không mong muốn. 48

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Một trong những lý do khiến BN lo lắng khi buộc phải trải qua một cuộc phẫu thuật đó là cảm giác đau sau mổ. Thậm chí có thể là trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho người bệnh. Trên thực tế đau đớn có tác động mạnh mẽ đến tất cả các cơ quan chức năng và ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục của BN. Đau cấp tính sau mổ khi không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ chuyển thành đau mãn tính [47].
    Việc chống đau cho người bệnh còn mang tính nhân đạo, đảm bảo quyền con người, giúp họ nhanh chóng lấy lại cân bằng tâm sinh lý, hạn chế rối loạn bệnh lý giảm biến chứng và giảm thời gian nằm viện.
    Do đó việc hiểu và lựa chọn đúng phương pháp giảm đau sau mổ cho BN là trách nhiệm của bác sĩ Gây mê Hồi sức và bác sĩ Ngoại khoa.
    Sự ra đời của hàng loạt loại thuốc giảm đau và các phương pháp giảm đau sau mổ từ đơn giản đến phức tạp đã đáp ứng phần nào yêu cầu giảm đau cho BN. Việc lựa chọn thích hớp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất cuộc mổ, yếu tố người bệnh và bệnh lý đi kèm, điều kiện nhân lực, trang thiết bị của mỗi cơ sở y tế.
    Các thuốc opioid từ lâu đã được sử dụng trong điều trị giảm đau sau phẫu thuật. Morphine là thuốc “cổ điển” nhưng có tác dụng giảm đau rất tốt trên những cơn đau sau phẫu thuật.
    Tiêm morphine tủy sống (Intrathecal morphine) là một phương pháp được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp thuốc morphine vào khoang dưới nhện; tại đây thuốc sẽ được hòa lẫn vào dịch não tủy, thấm trực tiếp vào các tổ chức thần kinh và đi vào tuần hoàn chung tới các mô, cơ quan đích gây tác dụng.
    Trên thế giới sau khi các receptor opioid được khám phá thì phương pháp tiêm morphine tủy sống đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng bệnh nhân (phẫu thuật tim mạch, sản khoa và phẫu thuật chỉnh hình .) cho thấy có tác dụng giảm đau rõ rệt nhưng cũng đi kèm là các tác dụng phụ khác rất cần lưu ý [27], [40], [57].
    Tại Việt nam một số công trình nghiên cứu sử dụng morphine tiêm tủy sống đã được báo cáo. Tuy nhiên có ít nghiên cứu được thực hiện trên BN mổ cắt tử cung.
    Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng bằng phương pháp tiêm morphine tủy sống” nhằm hai mục tiêu:
    1. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng bằng phương pháp tiêm morphine tủy sống
    2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của phương này.
    [h=1][/h]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...