Luận Văn Đánh giá tác dụng của Nấm Hồng Chi trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------- BỘ Y TẾ
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    Chuyên ngành : Y học cổ truyền
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    Hà nội - 2009

    Mục lục

    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học hiện đại 3
    1.1.1. Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam và trên thế giới 3
    1.1.2. Định nghĩa huyết áp. 5
    1.1.3. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp . 5
    1.1.4. Một số cơ chế về bệnh sinh tăng huyết áp hiện nay. 5
    1.1.5. Phân loại tăng huyết áp 8
    1.1.6. Chẩn đoán tăng huyết áp: . 11
    1.1.7. Điều trị tăng huyết áp. 11
    1.2. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền 15
    1.2.1. Khái niệm về chứng huyễn vựng và mối quan hệ chứng huyễn vựng với bệnh tăng huyết áp 15
    1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng theo YHCT 16
    1.2.3. Các thể lâm sàng của huyễn vựng 19
    1.3. Tình hình nghiên cứu về các thuốc có nguồn ngốc tự nhiên dùng hạ huyết áp trong YHCT trên thế giới và trong nước . 20
    1.3.1. Trên thế giới. 20
    1.3.2. Trong nước 21
    1.4. Tổng quan về nấm linh chi. 23
    1.4.1. Tác dụng và công dụng của nấm linh chi theo YHCT. 23
    1.4.2. Cách trồng và chế biến nấm hồng chi 24
    1.4.3. Thành phần hoá học và tác dụng . 25
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Chất liệu nghiên cứu. 27
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 28
    2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 28
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
    2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 29
    2.4. Phương pháp nghiên cứu.
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu lâm sàng . 29
    2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 29
    2.4.3. Tiến hành nghiên cứu lâm sàng 30
    2.4.4. Cận lâm sàng 31
    2.5. Phương pháp đánh giá kết quả 31
    2.5.1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp. 31
    2.5.2. Đánh giá tác dụng trên các triệu chứng lâm sàng 32
    2.5.3. Đánh giá tác dụng trên các chỉ số cận lâm sàng 32
    2.6. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc 32
    2.7. Xử lý số liệu 33
    2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 33
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 34
    3.1. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 34
    3.1.1. Đặc điểm chung 34
    3.1.2. Đặc điểm về huyết áp: 37
    3.1.3. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 38
    3.2. Kết quả trên cận lâm sàng . 45
    3.2.1. Đặc điểm rối loạn lipid máu . 45
    3.2.2. Thay đổi một số chỉ số huyết học . 46
    3.3. Khả năng dung nạp thuốc. 48
    3.4. Kết quả theo dõi sau nghiên cứu: 48
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 50
    4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu . 50
    4.1.1. Tuổi và giới . 50
    4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh: . 52
    4.1.3. Mối liên quan giữa đối tượng nghiên cứu và yếu tố gia đình: 52
    4.1.4. Chỉ số khối của cơ thể (BMI) . 53
    4.1.5. Thể bệnh theo YHCT. 53
    4.2. Hiệu lực điều trị của nấm hồng chi trên lâm sàng 54
    4.2.1. Hiệu lực của nấm hồng chi trên huyết áp . 54
    4.2.2. Hiệu lực của nấm hồng chi đối với triệu chứng chủ quan 59
    4.3. Hiệu lực điều trị của nấm hồng chi trên cận lâm sàng 60
    4.3.1. Đối với các thành phần Lipid máu . 60
    4.3.2. Về xét nghiệm huyết học 61
    4.3.3. Về xét nghiệm sinh hóa 61
    4.3.4. Tác dụng đối với tần số tim 62
    4.4. Khả năng dung nạp thuốc . 62
    4.5. Khả năng duy trì hiệu lực của thuốc sau điều trị 62
    Kết luận 64
    Kiến nghị 66
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1: Phân loại bệnh THA theo WHO/ ISH 1999 10
    Bảng 1.2. Phân độ THA ở người lớn > 18 tuổi 10
    Bảng 1.3. Tác dụng của nấm linh chi theo YHCT 24
    Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi 34
    Bảng 3.2: Đặc điểm về chỉ số khối 35
    Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu . 36
    Bảng 3.4: Phân bố theo thể bệnh YHCT. 36
    Bảng 3.5: Đặc điểm về yếu tố gia đình. 36
    Bảng 3.6: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 37
    Bảng 3.7: Phân bố về THA. 37
    Bảng 3.8: Kết quả thay đổi HATT 38
    Bảng 3.9: Kết quả thay đổi HATTr. 38
    Bảng 3.10: Kết quả thay đổi HATB 39
    Bảng 3.11: Mức độ thay đổi HATT 40
    Bảng 3.12: Mức độ thay đổi HATTr . 40
    Bảng 3.13: Đánh giá tác dụng hạ huyết áp chung 40
    Bảng 3.14: Đánh giá kết quả hạ huyết áp theo giới 41
    Bảng 3.15: Đánh giá kết quả hạ huyết áp theo tuổi 42
    Bảng 3.16: Đánh giá kết quả hạ huyết áp theo thể bệnh . 43
    Bảng 3.17: Đánh giá kết quả hạ huyệt áp theo thời gian mắc bệnh 44
    Bảng 3.18: Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng. 44
    Bảng 3.19: Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng theo xếp loại Bảng 3.20: Thay đổi rối loạn Lipid máu trước và sau điều trị 45
    Bảng 3.21: Thay đổi các chỉ số trung bình lipid máu. 46
    Bảng 3.22: Thay đổi chỉ số huyết học . 46
    Bảng 3.23: Kết quả các xét nghiệm đánh giá chức năng thận 47
    Bảng 3.24: Kết quả các xét nghiệm đánh giá chức năng gan . 47
    Bảng 3.25: Sự biến đổi một số chỉ số lâm sàng 48
    Bảng 3.26: Huyết áp của bệnh nhân được theo dõi sau điều trị 48
    Bảng 4.1. So sánh tác dụng hạ huyết áp của một số bài thuốc YHCT theo
    kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. 57

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới . 35
    Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị . 39
    Biểu đồ 3.3: So sánh sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị theo giới . 41
    Biểu đồ 3.4: So sánh sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị theo tuổi . 42
    Biểu đồ 3.5: So sánh sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị theo thể bệnh. 43
    Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi huyết áp trước và sau dừng thuốc . 49

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tăng huyết áp (THA) là một bệnh thường gặp và là một vấn đề xã hội. ở các nước phát triển tỷ lệ THA ở người trưởng thành (>18 tuổi) theo số liệu của JNC VII là khoảng gần 30% dân số và có trên nửa trong số đó là trên 50 tuổi có tăng huyết áp [22], [61], [62]. ở Việt Nam cũng có tỷ lệ người THA khá cao. Theo Phạm Gia Khải: Năm 1999, tỷ lệ THA ở người ?16 tuổi tại Hà Nội là 16,05%. Nếu tiêu chuẩn chọn mẫu từ 25 tuổi trở lên của tổ chức y tế thế giới thì trong năm 2001 đến đầu năm 2002, tại Hà Nội tỷ lệ THA là 23,20% [28].
    THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó, THA kéo dài ảnh h?ởng đến chức năng của các cơ quan như mắt, tim, thận, não, có thể gây chết người hoặc để lại những di chứng nặng nề, những di chứng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    Ngày nay đã có thay đổi về quan niệm trong bệnh THA, phương thức điều trị cũng nh? truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của THA.
    Để tránh những nguy cơ của THA, Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả.
    YHHĐ đã đưa ra phương pháp điều trị THA như giảm lượng muối trong chế độ ăn, thể dục liệu pháp, điều độ trong làm việc và sinh hoạt, dùng thuốc theo 4 bậc thang của WHO với các nhóm thuốc: lợi tiểu (Lasix, Aldaton .), thuốc giãn mạch (Hydralazin) thuốc chẹn giao cảm anpha, chẹn beta . các thuốc nhìn chung đều có hiệu lực trong điều trị THA song vẫn còn có nhiều tác dụng không mong muốn. Hầu hết thuốc này phải nhập ngoại giá thành cao, chưa phù hợp với điều kiện thu nhập của đa số người dân VN [14], [21], [27]. Vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm, ít tác dụng không mong muốn là vấn đề cần thiết.
    YHCT phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu và dùng nhiều phương pháp để điều trị bệnh THA, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan.
    Một trong những hướng nghiên cứu hiện nay là khảo sát tác dụng hạ huyết áp của một số bài thuốc, vị thuốc đã và đang sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.
    Vị thuốc nấm linh chi thường dùng nấm hồng chi là một vị thuốc đã được sử dụng lâu đời được dùng để chữa các chứng huyễn vựng, đầu thống. Các chứng này có nhiều điểm tương đồng với bệnh THA cả về lý luận và thực tiễn lâm sàng. Song do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, môi trường và điều kiện sống thay đổi nên sự phát triển của bệnh cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy khi dùng vị thuốc này cũng phải nghiên cứu cụ thể để bảo đảm an toàn cho người bệnh [4], [23].
    Trên thực tế lâm sàng khi dùng vị thuốc hồng chi thấy có tác dụng hạ huyết áp có hiệu quả ở nhiều thể bệnh của YHCT. Mặc dù vị thuốc đã được sử dụng hiệu quả nhưng việc đánh giá một cách khoa học và khách quan thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Do vậy mục tiêu nghiên cứu đề tài của chúng tôi là:
    1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của nước sắc nấm hồng chi trên bệnh THA nguyên phát độ I qua một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.
    2. So sánh tác dụng điều trị tăng huyết áp nguyên phát độ I theo 2 thể Can thận âm hư và Đàm thấp của YHCT.
    3. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc.
     
Đang tải...