Tiến Sĩ Đánh giá tác dụng của kem LX1 trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Gãy xương là tổn thương thường gặp trong ngoại khoa, nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương [1]. Gãy xương gặp ở mọi lứa tuổi, người già nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt, người trẻ nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Tại các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp hay gặp gãy xương ở độ tuổi 20-40, ở nam nhiều hơn nữ, đây là lực lượng lao động quan trọng của gia đình và xã hội [2]. Điều trị gãy xương nhằm phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy [2], [3]. Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều có những phương pháp điều trị gãy xương theo lý luận riêng và có những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp. Y học hiện đại điều trị gãy xương có ưu điểm là cố định vững chắc nhưng có nhược điểm là chậm liền xương [2], [3]; trong khi đó, YHCT sử dụng những bài thuốc có tác dụng giúp liền xương sớm nhưng việc bất động ổ gãy còn chưa vững chắc. Gãy kín thân hai xương cẳng chân là bệnh lý thường gặp trong chấn thương, do đặc điểm giải phẫu của vùng này là da sát xương, mạch máu càng xuống thấp càng nghèo nàn, sự nuôi dưỡng ổ gãy kém, thường gây chậm liền xương [4] nên cần tăng cường yếu tố giúp liền xương nhanh; nếu can thiệp bằng phẫu thuật kết xương thì càng cần sự hỗ trợ của các biện pháp làm tăng quá trình liền xương. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo can, tạo xương ở các xương gãy nói chung và ở xương gãy sau phẫu thuật nói riêng thì mạch máu là yếu tố quan trọng nhất. Máu đến xương qua màng xương là chính, qua động mạch nuôi xương vào ống tủy đến màng trong xương. Máu còn qua các mạch máu vào đầu xương. Máu đem đến ổ gãy nhiều chất và nhiều tế bào để tạo can xương, phù hợp với cấu tạo tự nhiên và phù hợp với nhiệm vụ sinh học của xương [2]. Vì vậy, hạn chế sự phá hủy mạch máu nuôi xương đồng thời tăng cường làm lưu thông mạch máu, cung cấp máu cho vùng ổ gãy là các phương pháp mà y học đang hướng tới.

    Điều trị gãy xương bằng YHCT kết hợp YHHĐ là phương pháp điều trị toàn diện, tăng cường yếu tố chủ động của bệnh nhân, thời gian bất động và liền xương ngắn, cơ năng phục hồi nhanh. Kinh nghiệm thực tiễn từ xưa tới nay đã có rất nhiều bài thuốc bó đắp tại chỗ lưu truyền trong dân gian có hiệu quả giúp liền xương nhanh, trong đó bài thuốc gia truyền dạng bó đắp “LX1” của dân tộc người Dao (có gia đình PGS.TS. Trần Văn Ơn) ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội là một trong những bài thuốc như vậy. Theo kinh nghiệm dân gian, khi bệnh nhân gãy xương thường được đồng bào dân tộc dùng nẹp tre, thân cây mía, và những vị thuốc tươi, gà con, giã đắp tại chỗ, kết quả cho thấy các bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và liền xương nhanh. Hầu hết các bài thuốc dân tộc này đều sử dụng các vị thuốc dạng bó đắp có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết tiêu viêm, một số vị có tính cay nóng, có vị giàu hàm lượng calci. Tuy các bài thuốc bó đắp tại chỗ trên đã có hiệu quả cao nhưng trên thực tế lại có nhiều trường hợp bị biến chứng bỏng, rộp, sạm da (ảnh phụ lục). Nhiều tác giả cho rằng việc sử dụng thuốc dưới dạng kem bôi ngoài da vừa thuận tiện cho người bệnh hơn là việc sử dụng giã đắp lá tươi hàng ngày, vừa hạn chế được những tác dụng phụ trên. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành sử dụng bài thuốc bó đắp dưới dạng kem bôi trên những bệnh nhân sau phẫu thuật kết hợp xương. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của kem “LX1” trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tính kích ứng da, tác dụng giảm sưng nề trên mô hình chấn thương phần mềm cấp tính và tác dụng liền xương trên mô hình gãy xương ở động vật thực nghiệm của kem “LX1”. 2. Đánh giá tác dụng của kem “LX1” trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân.

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ XƯƠNG . 3
    1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG . 5
    1.2.1. Đại cương về gãy xương . 5
    1.2.2. Triệu chứng và chẩn đoán gãy xương . 6
    1.2.3. Nguyên tắc điều trị gãy xương 7
    1.2.4. Điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng phẫu thuật 10
    1.2.5. Quá trình liền xương và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương 12
    1.2.6. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng hấp thu thuốc qua da: . 19
    1.3. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG 19
    1.3.1. Đại cương về gãy xương theo YHCT 19
    1.3.2. Nguyên tắc điều trị về gãy xương theo YHCT 20
    1.3.3. Nhận xét về điều trị gãy xương theo YHCT ở Việt Nam . 36
    1.3.4. Nghiên cứu điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị gãy xương
    ở Việt Nam . 37
    CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 38
    2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 38
    2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 39
    2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm . 39
    2.3.2. Nghiên cứu lâm sàng 40
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 40
    2.4.1. Nghiên cứu đánh giá tính kích ứng da . 40
    2.4.2. Nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm sưng nề trên mô hình chấn thương
    phần mềm cấp tính 42
    2.4.3. Nghiên cứu tác dụng liền xương của kem “LX1” trên mô hình gãy xương
    thực nghiệm 45
    2.4.4. Nghiên cứu trên lâm sàng. 48
    2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI . 52
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 52
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM 52
    3.1.1. Kết quả nghiên cứu tính kích ứng da của kem “LX1” . 52
    3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm sưng nề trên mô hình thỏ chấn thương
    phần mềm cấp tính của kem “LX1” 53
    3.1.3. Kết quả đánh giá tác dụng liền xương của kem “LX1” trên mô hình gãy
    xương thực nghiệm . 65
    3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG 73
    3.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 74
    3.2.2. Kết quả trên lâm sàng . 76
    3.2.3. Kết quả trên X quang 81
    3.2.4. Tác dụng không mong muốn 82
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 83
    4.1. BÀN LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 83
    4.1.1. Bàn luận về đánh giá tính kích ứng da của kem “LX1” . 83
    4.1.2. Bàn luận về tác dụng giảm sưng nề trên mô hình chấn thương phần mềm
    cấp tính của kem “LX1” . 84
    4.1.3. Bàn luận về tác dụng liền xương của kem “LX1” trên mô hình gãy
    xương thực nghiệm . 87
    4.2. BÀN LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG . 96
    4.2.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu . 96
    4.2.2. Bàn luận về kết quả lâm sàng 98
    4.2.3. Bàn luận về kết quả cận lâm sàng . 104
    4.2. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN . 107
    KẾT LUẬN 109
    KHUYẾN NGHỊ 111
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...