Luận Văn đánh giá tác dụng của cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ .3
    Chương 1 TỔNG QUAN . 14
    1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA 14
    1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa 14
    1.1.2. Lượng sữa mẹ: . 15
    1.1.3. Thành phần sữa mẹ: . 16
    1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ: 17
    1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ: . 18
    1.1.6. Thiếu sữa . 19
    1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾU SỮA 22
    1.2.1. Định nghĩa. 22
    1.2.2. Đặc điểm sinh lý về sữa mẹ theo YHCT 22
    1.2.3. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT 24
    1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU SỮA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 27
    1.3.1. Ở Trung Quốc 27
    1.3.2. Ở Việt Nam 30
    1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "THÔNG NHŨ ĐƠN" 通乳丹 30
    1.4.1. Xuất sứ, nguồn gốc bài thuốc . 30
    1.4.2. Thành phần và cách dùng . 31
    1.4.3. Tác dụng và chủ trị 31
    1.4.4. Ứng dụng lâm sàng: sản phụ sau sinh ít sữa . 31
    1.4.5. Phân tích các vị thuốc. 31
    Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 40
    2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 42
    2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng . 42
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 43
    7
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 43
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 43
    2.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu. 43
    2.3.3. Quy trình nghiên cứu. 44
    2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 46
    2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị. 47
    2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 49
    2.3.7. Phương pháp khống chế sai số. 49
    2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 50
    2.4.1. Địa điểm nghiên cứu 50
    2.4.2. Thời gian nghiên cứu. 50
    2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 50
    2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU . 50
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 52
    3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu . 52
    3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 52
    3.1.3. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu. 53
    3.1.4. Số lần đẻ của các sản phụ . 53
    3.1.5. Phương pháp sinh con của các sản phụ 54
    3.1.6. Số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị. 54
    3.2. KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG . 55
    3.2.1. Cảm giác căng tức vú của sản phụ. 55
    3.2.2. Lượng sữa vắt trung bình trong 1 phút trong đợt điều trị . 57
    3.2.3. Thời gian một bữa bú của trẻ. 58
    3.2.4. Số bữa cho trẻ bú thêm 60
    3.2.5. Sự hài lòng của trẻ sau mỗi bữa bú mẹ . 62
    3.2.6. Số lần tiểu tiện của trẻ trong ngày 63
    8
    3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC. 64
    3.3.1. Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị . 64
    3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng . 64
    3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG 65
    Chương 4: BÀN LUẬN . 66
    4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 66
    4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa 66
    4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa. 67
    4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ 68
    4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ 68
    4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. 69
    4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm 70
    4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ . 70
    4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. 71
    4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG 71
    4.2.1. Thời gian một bữa bú . 71
    4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài. 72
    4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú. 73
    4.2.4. Số lần tiểu tiện của trẻ trong một ngày. 73
    4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỐM LỢI SỮA VỚI THIẾU SỮA DƯỚI GÓC ĐỘ
    YHCT. 74
    4.4. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CỐM LỢI
    SỮA 76
    KẾT LUẬN . 77
    KIẾN NGHỊ 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    9
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 3.1. Tỷ lệ tuổi của các sản phụ 52
    Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của các sản phụ . 52
    Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của các sản phụ . 53
    Bảng 3.4. Tỷ lệ số lần đẻ của các sản phụ 53
    Bảng 3.5. Tỷ lệ phương pháp sinh con của các sản phụ . 54
    Bảng 3.6. Tỷ lệ số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị . 54
    Bảng 3.7. Tỷ lệ căng tức vú của sản phụ trong đợt điều trị . 55
    Bảng 3.8. Lượng sữa vắt trung bình/1 phút trong đợt điều trị . 57
    Bảng 3.9. Thời gian một bữa bú trong đợt điều trị . 58
    Bảng 3.10. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. 60
    Bảng 3.11. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị . 61
    Bảng 3.12. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị 62
    Bảng 3.13. Số lần tiểu tiện / ngày trong đợt điều trị. 63
    Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị . 64
    Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng 64
    Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại . 65
    10
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Cảm giác căng tức vú nhiều của các sản phụ trong đợt điều trị 55
    Biểu đồ 3.2. Cảm giác căng tức vú vừa của sản phụ trong đợt điều trị . 56
    Biểu đồ 3.3. Cảm giác căng tức vú ít của sản phụ trong đợt điều trị . 56
    Biểu đồ 3.4. Lượng sữa vắt được trong 1 phút trong đợt điều trị 57
    Biểu đồ 3.5. Thời gian một bữa bú < 5 phút trong đợt điều trị . 58
    Biểu đồ 3.6. Thời gian một bữa bú 5 – 10 phút trong đợt điều trị . 58
    Biểu đồ 3.7. Thời gian một bữa bú > 15 phút trong đợt điều trị. 59
    Biểu đồ 3.8. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. 60
    Biểu đồ 3.9. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị. 61
    Biểu đồ 3.10. Sự hài lòng của trẻ trong đợt điều trị 62
    Biểu đồ 3.11. Số lần tiểu tiện/ngày trong đợt điều trị. 63
    Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại . 65
    11
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú . 15
    Hình 2.1. Các vị thuốc trong bài Cốm lợi sữa 41
    Hình 2.2. Cốm lợi sữa . 41
    Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu . 51
    12
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại
    sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất
    dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5].
    Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có
    khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là
    thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo
    vệ cơ thể chống đỡ các bệnh nhiễm khuẩn. Với bà mẹ cho con bú: sữa mẹ đầy
    đủ sẽ tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, là nguồn cung cấp tiện lợi về
    kinh tế, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, tránh có thai, giảm nguy cơ
    chảy máu, ung thư vú và buồng trứng [36], [43], [48].
    Với vai trò quan trọng của sữa mẹ vừa nêu trên, nếu như người mẹ nào
    thiếu sữa để nuôi con, thậm chí là không có sữa, phải nuôi con bằng nguồn
    sữa khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời vô cùng thiệt
    thòi cho trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mẹ thiếu sữa sau khi sinh rất nhiều, tỷ lệ suy
    dinh dưỡng ở trẻ không được bú sữa mẹ còn cao [8].
    Để khắc phục thiếu sữa cho sản phụ sau sinh, nên khuyên sản phụ cho
    con bú sớm, bú nhiều, hạn chế cho trẻ bú bình. Sau khi cho con bú vắt sạch
    sữa để kích thích tạo ra sữa mới. Người mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống
    nhiều nước hoa quả và sữa [1], [3], [7], [10].
    Theo Y học hiện đại, thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít
    sữa hoặc không có sữa. Hậu quả thiếu sữa của mẹ sau khi sinh là phải dùng
    thêm sữa ngoài ngay từ trong giai đoạn đầu thiếu sữa mẹ sau sinh sẽ gây khó
    khăn cho người mẹ trong việc nuôi con và thiệt thòi cho trẻ [9], [12], [15].
    Y học cổ truyền gọi chứng thiếu sữa hoặc không có sữa sau khi sinh là
    chứng "Sản hậu khuyết nhũ" [22], [27], [29], [41]. Để giải quyết tình trạng
    13
    này, Y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp bấm
    huyệt, tác động cột sống, dùng thuốc theo biện chứng, theo kinh nghiệm dân
    gian, theo cổ phương, dùng các món ăn nhằm tăng tiết sữa [40], [41], [44].
    Mỗi phương pháp đều cho kết quả nhất định.
    Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu phục hồi nguồn sữa mẹ như:
    Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005) nghiên cứu "Đánh giá tác
    dụng của phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ" cho thấy
    kết quả đạt 84,8% [11], [16]. Nguyễn Tài Lương (2003) " Đánh giá hiệu quả
    của phương pháp chẩn trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản
    ở phụ nữ" cho thấy kết quả đạt 87,2% phục hồi nguồn sữa mẹ [26]. Lê Đình
    Quý (2007), nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của phương pháp bấm huyệt điều
    trị thiếu sữa sau sinh" cho thấy kết quả đạt 84%, không kết quả đạt 16% [32].
    Các công trình trên mới chỉ tập trung vào phương pháp không dùng thuốc,
    còn phương pháp dùng thuốc hầu như ở Việt Nam chưa có công trình nào
    nghiên cứu.
    Bài thuốc "Thông nhũ đơn" là bài thuốc cổ phương có xuất sứ từ Nữ
    khoa quyển hạ của Phó Thanh Chủ ở Trung Quốc, được dùng rộng rãi và có
    hiệu quả [30], [57], [62], [63]. Ở Việt Nam bài thuốc này, cũng đã được các
    thầy thuốc y học cổ truyền ở các Bệnh viện dùng để điều trị chứng thiếu sữa
    sau khi sinh [52], [53]. "Cốm lợi sữa" chính là bài thuốc "Thông nhũ đơn" do
    Khoa Dược Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội bào chế, nhưng chưa
    được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu đề tài "Đánh giá tác dụng của Cốm lợi sữa trong điều trị thiếu
    sữa sau sinh dưới một tháng"với mục hai tiêu sau:
    1. Đánh giá tác dụng tăng tiết sữa của “Cốm lợi sữa” đối với phụ nữ
    thiếu sữa sau sinh dưới một tháng.
    2. Đánh giá mức độ an toàn của “Cốm lợi sữa”.
    14
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA.
    1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa.
    Sữa mẹ sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh
    các nang sữa là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn sữa
    (từ nang sữa) ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống trở lên rộng hơn và hình
    thành các xoang sữa. Đó là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn.
    Ống hẹp trở lại khi nó qua núm vú. Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang
    sữa gồm có mô mỡ, mô liên kết, mạch máu. Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết
    định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén, vú lớn gấp 2-3 lần so với lúc
    bình thường [2], [14], [18], [50].
    Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ:
     Phản xạ sinh sữa:
    Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não, tác động lên thuỳ
    trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactine. Prolactine đi vào máu đến vú làm
    cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactine ở trong máu
    trong khoảng 30 phút sau bữa bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn
    tiếp theo. Đối với bữa ăn này, trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú. Vì thế, cần
    cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa.
    Prolactine thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì vậy nên cho trẻ bú
    vào ban đêm để duy trì việc tạo sữa. Prolactine làm cho sản phụ cảm thấy thư
    giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế sản phụ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho
    con bú vào ban đêm. Ngoài ra, prolactine còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế
    c ó th ể g iú p sả n p h ụ k hô n g có t h a i t r ở lạ i [2 ], [1 3 ] , [1 8 ], [2 3 ].
    15
     Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa):
    Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra
    oxytocin. Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ cung quanh
    nang sữa co lại, làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống
    dẫn sữa đến xoang sữa và chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa (hay tiết
    sữa hoặc phun sữa).
    Ở người đẻ con so: xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đẻ.
    Người đẻ con dạ: xuống sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ.
    Trên lâm sàng ta thấy: vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các
    tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, nhiệt độ >38˚C, mạch nhanh,
    khi có sự xuống sữa thực sự thì các hiện tượng trên mất đi [2], [14], [18], [23].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1.
    Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội(2003), "Nuôi con bằng sữa
    mẹ", Bài giảng nhi khoa tập I, NXB Y học Hà Nội, tr. 185-186.
    2.
    Bộ môn sinh lý-Trường Đại học Y Hà Nội(2000), "Bài tiết sữa",
    Sinh lý tập II, NXB Y học Hà Nội, tr. 64-68.
    3.
    Bộ môn Sản-Trường Đại học Y Hà Nội(2000), Bài giảng sản phụ
    khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 71-75.
    4.
    Bộ Y tế(2005), "Nuôi con bằng sữa mẹ",Tài liệu đào tạo chuẩn Quốc
    gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NXB Y học Hà Nội, tr.
    185-196.
    5.
    Bộ Y tế(1996), Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, NXB Y học Hà Nội,
    tr. 4-79.
    6.
    Bộ môn giải phẫu-Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
    (2006), "Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ", Bài giảng giải phẫu học tập
    II, NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr. 220-229.
    7.
    Bộ môn Phụ sản -Trường đại học Y thành phố Hồ Chí Minh
    (2007), "Thiếu sữa sau đẻ", Sản phụ khoa tập II, NXB thành phố Hồ
    Chí Minh, tr. 598-600.
    8.
    Lê Bích Châu(1988), "Giúp đỡ các bà mẹ cho con bú", Tổ chức Y tế
    thế giới xuất bản, Giơnevơ, tr. 22-24.
    9.
    Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh(1997), "Thiếu sữa", Bài
    giảng phụ khoa dành cho thày thuốc thực hành, Viện bảo vệ sức khoẻ
    bà mẹ trẻ sơ sinh Hà Nội, tr. 289-298.
    10.
    Nguyễn Thanh Danh(2005), "Phục hồi sữa mẹ", Tạp chí Y học dự
    phòng số 4, tập V, tr. 72-76.
    11.
    Nguyễn Sơn Dư(2006), Nghiên cứu điều trị phục hồi nguồn sữa mẹ
    bằng tác động cột sống, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt
    Nam-Hội các ngành sinh học Việt Nam, tr.24.
    80
    12.
    Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ(1998), "Thiếu sữa", Lâm sàng
    sản phụ khoa,NXB Y học Hà Nội, tr. 102-143.
    13.
    Phạm Thị Minh Đức(1996), "Các hormon tham gia điều hoà sự phát
    triển cơ thể", Chuyên đề sinh lý học, Tài liệu giảng dạy Sau đại học, tr.
    172-180.
    14.
    Phạm Thị Minh Đức(2005), "Sinh lý sinh sản nữ", Sinh lý học tập II,
    NXB Y học Hà Nội, tr. 135-160.
    15. Kim Hà(1994), Nuôi con bằng sữa mẹ, NXB Hội phụ nữ, tr. 5-71.
    16.
    Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005),Đánh giá tác
    dụng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ, Hội
    nghị khoa học Quốc tế Việt Nam lần thứ 2, Bệnh viện YHCT Việt
    Nam, tr. 38-42.
    17.
    Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh, Đỗ Thanh Hà(2007), Đánh giá tác
    dụng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ, Hội
    nghị toàn quốc về YHCT - Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 68-69.
    18.
    Nguyễn Đức Hinh(2000), "Sự tiết sữa", Bài giảng phụ khoa, NXB Y
    học Hà Nội, tr. 71-76.
    19.
    Nguyễn Văn Hồ(1999), Giới thiệu một bệnh án ít sữa sau sinh, Tạp
    chí YHCT Việt Nam, số 303, tr. 12.
    20.
    Lê Trang Hưng (2003), Trung y ẩm thực trị bệnh, NXB văn hoá dân
    tộc, Hà Nội, tr. 155-156.
    21.
    Trần Văn Kỳ(1993), Thuốc bổ đông y nghiên cứu và ứng dụng lâm
    sàng, Hội YHCT thành phố Hồ Chí Minh 1993, tr. 43-49, 50-64, 150-166, 209-213.
    22.
    Trần Văn Kỳ(2000), "Thiếu sữa",Điều trị phụ khoa Đông y, , NXB
    Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 81-83.
    23.
    Nguyễn Khắc Liêu(2006), "Sinh lý phụ khoa", Bài giảng sản phụ
    khoa dùng cho sau đại học,NXB Y học Hà Nội, tr. 181-194.
    24.
    Nguyễn Khắc Liêu(2006), "Sử dụng hormon trong phụ khoa", Bài
    giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, NXB Y học Hà Nội, tr. 238-243.
    81
    25.
    Đỗ Tất lợi(2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học
    Hà Nội, tr. 55-59, 224-225, 243-246, 715-717, 811-813, 887-889.
    26.
    Nguyễn Tài Lương(2003), Đánh giá hiệu quả của phương pháp chẩn
    trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản ở phụ nữ, Báo
    cáo thực hiện đề tài cấp Bộ, tr. 42-53.
    27.
    Vũ Nam(2005), "Thiếu sữa", Chuyên đề phụ khoa YHCT, NXB Y học
    Hà Nội, tr. 202-205.
    28.
    Trần Trung Nam, Vũ Văn Chuyên(1996)"Thuốc cốm, những yêu
    cầu chung thuốc cốm", Những bài thuốc Y học cổ truyền Trung hoa,
    NXB Y học Hà Nội, tr. 251-254.
    29.
    Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức(1998), "Sữa không xuống", Phụ
    khoa trong Đông y, NXB Thuận hoá, tr. 490-496.
    30.
    Cừu Bá Nhiên (2006), "Thông nhũ đan", Những bài thuốc Đông y
    chọn lọc (Nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng), NXB tổng hợp Thành
    phố Hồ Chí Minh, tr. 128.
    31.
    Đỗ Viết Phú(1998), Thông thảo một vị thuốc chữa thiếu sữa, tắc tia
    sữa, Tạp chí Y học Việt Nam, số 5, tr. 19-20.
    32.
    Lê Đình Quý(2007), Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp
    bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
    chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Hà Nội , Hà Nội.
    33.
    Trần Lợi Sinh, Nhi Hà Liên, Vũ Quốc Hoa(1999), Chẩn đoán và
    điều trị những bệnh thường gặp của phụ nữ bằng Tây y và Đông y,
    NXB Thanh hoá, tr. 85-91, 379-392.
    34.
    Phạm Xuân Sinh (2000), Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền,
    NXB Y học Hà Nội, tr. 64-65, 88-90, 100-102, 175-176, 120-121, 301-302, 268, 187-188,
    35.
    Nguyễn Tham Tán (1982), Phương pháp tác động cột sống để điều trị
    thiếu sữa, NXB y học Hà Nội, tr. 12,15.
    36.
    Nguyễn Thanh Thanh (1993), Lợi ích của sữa mẹ, NXB Y học Hà
    Nội, tr. 10-21.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...