Thạc Sĩ Đánh giá tác động về kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng tại Thành phố Huế

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, Du lịch Lễ hội đã trở thành một loại hình Du lịch phát triển trên thế giới. Các quốc gia có ngành công nghiệp Du lịch phát triển rất chú trọng đến việc tổ chức các Lễ hội nhằm mục đích thu hút khách Du lịch. Những Lễ hội nổi tiếng thế giới như: Festival de la Rochell, Festival d' Avigon (cộng hòa Pháp), Lễ hội Canaval ở Braxin, . đã thu hút hàng triệu du khách đến với đất nước của họ. Rõ ràng, Lễ hội đang ngày càng có sức hấp dẫn mạnh mẽ với khách Du lịch.

    Việt Nam chúng ta, một đất nước hàng ngàn năm văn hiến, với 54 dân tộc anh em, mỗi năm có khoảng 402 Lễ hội truyền thống [5] mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau là tiềm năng to lớn để phát triển loại hình Du lịch Lễ hội. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh:" .Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử .". Quan điểm đó tiếp tục được phát triển trong chương trình hành động quốc gia về Du lịch, đó là :" . Du lịch văn hóa gắn với Lễ hội ." được xem như định hướng chiến lược phát triển Du lịch bền vững tại Việt Nam.

    Xét ở những góc độ khác nhau, mỗi một Lễ hội đều có những nội dung đặc thù của nó và có những mục tiêu riêng biệt. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm kinh tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, dù trực tiếp hay gián tiếp, việc tổ chức các Lễ hội bao giờ cũng hàm chứa mục tiêu kinh tế. Điều này ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các kỳ Lễ hội của các địa phương trong cả nước.

    Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH), với chủ trương xây dựng Thành phố Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước và giữa các nước trên thế giới; Giới thiệu, quảng bá những tinh hoa văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế Du lịch - một thế mạnh của tỉnh TTH. Festival Huế đã được tổ chức 3 lần vào các năm 2000, 2002, 2004. Theo đánh giá của Ban tổ chức Festival Huế và Lãnh đạo tỉnh TTH, các kỳ Festival vừa qua đã thành công nhiều mặt, đã đạt được các mục tiêu đề ra, đã có tác động tốt đến kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh.

    2. Lý do chọn đề tài

    Tuy đã có khá nhiều đánh giá về Festival Huế nhưng hầu hết đều ở phương diện tổng quát và chủ yếu mang tính chất mô tả, định tính. Các đánh giá chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Văn hóa, Xã hội, yếu tố tác động về kinh tế của Festival chưa được đặt lên đúng mức. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể sâu sắc và toàn diện về những tác động của Festival Huế đến sự phát triển kinh tế Du lịch của Tỉnh.

    Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Đánh giá tác động về kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng tại Thành phố Huế" với mong muốn sử dụng lý luận về tác động kinh tế của ngành Du lịch; kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Festival tại một số nước có ngành công nghiệp Du lịch phát triển để đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng trên địa bàn Thành phố Huế (TPH) một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...