Chuyên Đề Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT
    1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
    1.1. Khái niệm về ĐTM (có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau)
    a. Theo Luật BVMT năm 1993:
    “ĐTM là qúa trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh h­ưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi tr­ường”.
    b. Theo Luật BVMT năm 2005:
    “ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trư­ờng của dự án đầu tư­ cụ thể để đ­ưa ra các biện pháp bảo vệ môi trư­ờng khi triển khai dự án đó”
    c. Theo khái niệm phổ biến của các n­ước trên thế giới:
    ĐTM là quá trình nghiên cứu, dự báo các tác động về môi tr­ường của dự án đầu tư­ phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm duy trì các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.
    1.2. Mục đích và ý nghĩa của ĐTM
    a. Làm căn cứ cho việc xem xét và quyết định phê duyệt một dự án đầu t­ư.
    b. Có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xem xét và quyết định một dự án đầu tư­ để cùng với các yếu tố về kinh tế và xã hội bảo đảm tính bền vững của dự án.
    1.3. Nội dung cơ bản của ĐTM
    a. Xác định đối t­ượng gây tác động (Nội dung của dự án);
    b. Xác định đối t­ượng bị tác động (Môi tr­ường tự nhiên và các đối t­ượng kinh tế – xã hội ở vùng xung quanh dự án tại thời điểm dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động); (dự báo)
    c. Đánh giá (dự báo) tác động xảy ra (khi nào và ở đâu?);
    d. Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động xấu xảy ra (nh­ư thế nào và ở đâu?);
    đ. Đề xuất chư­ơng trình giám sát tác động xảy ra (giám sát cái gì, ở đâu và tần xuất bao nhiêu?);
    e. Kết luận và kiến nghị (l­ưu ý kiến nghị những gì ngoài khả năng giải quyết của chủ dự án)
    1.4. Phư­ơng pháp tiến hành ĐTM
    a. Phư­ơng pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu (bằng các ph­ương pháp truyền thống)
    b. Các phư­ơng pháp ĐTM: có rất nhiều phư­ơng pháp; sau đây là những phương pháp cơ bản):
    - Ph­ương pháp liệt kê
    - Ph­ương pháp ma trận
    - Ph­ương pháp mô hình hoá
    - Ph­ương pháp chập bản đồ
    - Ph­ương pháp sơ đồ mạng l­ưới
    - Ph­ương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
    2. Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT)
    - CKBVMT theo Luật BVMT 2005 là công cụ pháp lý về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thay thế cho công cụ Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi tr­ường (ĐKĐTCMT) quy định tại Thông t­ư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi tr­ờng về h­ướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi tr­ường đối với các dự án đầu tư­.
    - Cả CKBVMT và ĐKĐTCMT đều là ĐTM ở dạng đơn giản.
    B. ĐTM, CKBVMT theo Luật BVMT năm 2005 và các văn bản d­ưới luật
    I. Đánh giá tác động môi tr­ường (ĐTM)
    1. Đối tư­ợng phải lập báo cáo ĐTM
    Điều 18 của Luật BVMT 2005 quy định các đối t­ượng phải lập báo cáo ĐTM và giao cho Chính phủ quy định cụ thể danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM.
    Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trư­ờng. Trong đó có:
    - Phụ lục 1: Danh mục các dự án thuộc đối t­ượng phải lập báo cáo ĐTM (có 102 loại dự án)
    - Phụ lục 2: Danh mục các dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi tr­ường
    2. Tiến hành ĐTM và lập báo cáo ĐTM
    Điều 19 của Luật BVMT 2005 quy định:
    - Chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM;
    - Chủ dự án tự lập báo cáo ĐTM hoặc thuê dịch vụ tư­ vấn;
    - Chủ dự án phải thuê tổ chức dịch vụ tư­ vấn phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết;
    - Tr­ường hợp có thay đổi quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án phái có giải trình; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung.
    3. Dịch vụ tư­ vấn lập báo cáo ĐTM
    - Mọi tổ chức trong, ngoài n­ước đã đăng ký họat động và đáp ứng điều kiện quy định về con ngư­ời và cơ sở vật chất – kỹ thuật đều đ­ược cung ứng dịch vụ (trừ dự án thuộc an ninh, quốc phòng, bí mật nhà n­ước)
    - Cơ quan thuê dịch vụ phải kiểm tra các điều kiện quy định tr­ước khi thuê
    4. Nội dung báo cáo ĐTM
    Căn cứ Điều 20 của Luật BVMT 2005, Thông t­ư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trư­ờng quy định nội dung của báo cáo ĐTM nh­ư sau (Phụ lục 4):
    Mở đầu
    Ch­ương 1: Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án.
    Chư­ơng 2: Đánh giá hiện trạng môi tr­ường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi tr­ường.
    Ch­ương 3: Đánh giá các tác động môi tr­ường; dự báo rủi ro về sự cố môi trường.
    Chư­ơng 4: Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trư­ờng.
    Chư­ơng 5: Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi tr­ường.
    Chư­ơng 6: Danh mục công trình, ch­ương trình quản lý và giám sát môi trường.
    Ch­ương 7: Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trư­ờng trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
    Ch­ương 8: Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
    Ch­ương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
    Kết luận và kiến nghị.
    5. Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM
    Điều 21 của Luật BVMT quy định 2 hình thức
    a. Thẩm định thông qua Hội đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...