Báo Cáo Đánh giá tác động môi trường sơ bộ nhà máy dệt nhuộm Hà Đông

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động môi trường sơ bộ nhà máy dệt nhuộm Hà Đông

    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ NHÀ MÁY
    DỆT NHUỘM HÀ ĐÔNG

    Chương I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    1.1. Mở đầu
    Dệt nhuộm là ngành công nghiệp truyền thống lâu đời và hiện nay đang là ngành rất phát triển ở nước ta. Và đó cũng là một ngành tiêu biều, đặc trưng có nguy cơ gây ô nhiễm, gây ra các tác động xấu nhất đối với môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là do lượng nước thải sản xuất lớn, có chứa nhiều các chất ô nhiễm vô cơ, hữu cơ và kim loại nặng.
    Bản báo cáo này là bắt buộc theo qui định tại điều 18 luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 th́ các dự án loại này có trách nhiệm báo cáo đánh giá tác động môi trường tŕnh nộp cho cơ quan quản lư nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định.
    1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
    Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường là quá tŕnh dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tích cực và tiêu cực do việc thực hiện một dự án phát triển có thể gây ra cho môi trường. Trên cơ sở những dự báo này đề xuất những biện pháp giảm thiểu ( bao gồm quản lư và kỹ thuật ) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm tới mức có thể những tác động tiêu cực.
    Với mục tiêu đó th́ báo cáo đánh giá tác động môi trường về nhà máy dệt nhuộm có nội dung nh­ sau:
    - Mô tả sơ lược về nhà máy.
    - Hiện trạng môi trường nơi nhà máy hoạt động.
    - Dự báo, đánh giá các tác động của nhà máy đến môi trường khu vực .
    - Đề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
    - Chương tŕnh quản lư, giám sát và quan trắc môi trường.
    - Kết luận và kiến nghị.
    1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
    Bao gồm các phương pháp
    - Phương pháp liệt kê.
    - Phương pháp ma trận.








    Chương 2
    MÔ TẢ SƠ LƯỢC NHÀ MÁY


    2.1. Đặc điểm, quy mô nhà máy:
    2.1.1. Vị trí địa lư:
    Nhà máy dệt Hà Đông nằm cách Hà Nội 10 km về phía Tây-Nam, cách quốc lộ 6 khoảng 300 m, trên trục đường 430, với tổng diện tích mặt bằng là 18.500 m
    Vị trí nhà máy:
    - Phía bắc giáp Công ty len Hà Đông.
    - Phía nam giáp với nhà máy sơn.
    - Phía đông giáp với đường cầu Am - Hà Đông.
    - Phía tây giáp khu dân cư của phường Yết Kiêu.
    2.1.2. Đặc điểm
    Sản phẩm chính của nhà máy là khăn bông và lều du lịch(chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu).
    Doanh số của nhà máy trung b́nh hàng tháng là 4,4 tỷ đồng.
    Thu nhập b́nh quân người lao động hàng tháng đạt 450.000đồng/người.
    Nhà máy là một cơ sở cung cấp một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    Tổng số cán bộ công nhân viên là 796 người với thu nhập b́nh quân như đă nói trên.
    Cơ sở hạ tầng:
    - Điện: Lưới điện 6kv
    - Nước: 2 giếng khoan, công suất 40 m³/h mỗi giếng.
    Y tế: có một pḥng y tế dành để phục vụ cho công nhân viên của nhà máy.
    2.2. Công nghệ sản xuất:
    Nhà máy có các máy móc của Liên Xô cũ và gần đây được trang bị thêm một số máy dệt mới của Italia.
    Sơ đồ qui tŕnh công nghệ sản xuất như sau:
    Sợi con Ơ hồ Ơ dệtƠ nấu tẩy Ơ nhuộm Ơ sấy khô Ơ cắt may Ơ kiểm tra chất lượng Ơ đóng gói Ơ nhập kho.
    Tóm tắt quá tŕnh sản xuất:
    Nguyên liệu đầu vào của nhà máy là bông và sợi PE. Sợi này được gia công qua các công đoạn kỹ thuật như mắc, hồ, sâu go hay được đánh suốt ngay để đưa sang dệt thành vải mộc. Sau đó là công đoạn nấu tẩy, sau nấu tẩy vải được giặt. Tại đây vải được tẩy bằng H2O2, khăn trắng không có sợi màu được đưa sang lơ quang học để thu được độ trắng và h́nh thức thích hợp, c̣n khăn trắng có sợi màu không qua giặt khử. Tiếp đó vải được đưa sang nhuộm để tạo màu sắc. Đến đây, khâu vải được hoàn thành và chuyển sang căt may tạo sản phẩm, kiểm tra chất lượng rồi đóng gói nhập kho.
    Các thiết bị chính:


    - Máy dệt ATM
    - Máy dệt VIMATEX
    - Máy suốt
    - Máy đánh ống
    - Máy hồ
    - Máy mắc
    - Máy may
    - Máy nhuộm
    - Máy hơi dầu
    - Bơm cấp nước
    - Bơm giếng


    2.3. Các hạng mục công tŕnh:
    Trong nhà máy có 4 xưởng và 1 ngành bao gồm:
    - Xưởng dệt.
    - Xưởng tẩy nhuộm.
    - Xưởng may hoàn thành.
    - Xưởng may lều du lịch.
    - Ngành cơ điện.
    2.4. Nhu cầu về năng lượng, nước, nhiên liệu phục vụ sản xuất:
    - Nhu cầu về năng lượng: nguồn năng lượng chính là lấy từ hai nguồn 6kv của mạng lưới điện Hà Tây.
    Nhu cầu sử dụng điện hàng tháng là 100.00 kw/h. Ngoài ra c̣n dùng nồ hơi với công suất 4 tấn hơi/h.
    - Nhu cầu về nhiên liệu: để dùng cho nồi hơi là dầu FO với nhu cầu tiêu thụ là 80 tấn/tháng.
    - Nhu cầu nước:
     
Đang tải...