Báo Cáo Đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    I. GIỚI THIỆU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    1. Lịch sử hình thành khái niệm “phát triển bền vững”
    ã Khái niệm “ phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20. năm 1987, trong báo cáo “ tương lai chung của chúng ta” của hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
    ã Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phá triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển,gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng truởng kinh tế); phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phụchồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên).


    Hình 1.Nguyên tắc phát triển bền vững
    2. Các nguyên tắc về phát triển bền vững
    ã Tại Hội nghị Rio de Janeiro (Brazil), gồm có 179 nuớc tham gia thông qua tuyên bố về môi trường bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agena 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỉ 21.
    ã Đến năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững ở Nam Phi, 166 nuớc tham gia Hội nghị đã thong qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị cùng khẳng định lại các nguyên tắc đề ra truớc đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ các chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững.
    ã Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio Janeiro năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới đã xây dựng và thực hiên Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6416 Chương trình Nghị sự 21 cấp địa phương.
    ã Chính phủ Việt Nam đã cử đoàn tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000” (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.

    MỤC LỤC

    I. GIỚI THIỆU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3
    1. Lịch sử hình thành khái niệm “ Phát triển bền vững” . 3
    2. Các nguyên tắc về phát triển bền vững 3
    II. TÁM NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM .5
    III. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM .7
    1. Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững 7
    2. Bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội .7
    3. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái .8
    IV. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ XÃ HỘI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .9
    V. THUÂT NGỮ: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG . .11
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...