Báo Cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Nhà Máy Sấy Hải Sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 4
    Chương một 5
    MỞ ĐẦU 5

    1.1 NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO 5
    1.2 CƠ SỞ ĐỂ LẬP BÁO CÁO 6
    1.3 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO 7
    1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7
    Chương hai 8
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 8

    2.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 8
    2.2 HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY 8
    2.2.1 Sản phẩm và năng suất 8
    2.2.2 Quy trình công nghệ 9
    2.2.3 Nguyên liệu và hóa chất và thiết bị 14
    2.2.4 Năng lượng và nước 14
    2.2.5 Tổ chức nhà máy 14
    2.3 MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 15
    2.4 MẶT BẰNG DỰ ÁN 15
    2.5 VỐN ĐẦU TƯ 16
    Chương ba 18
    ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 18

    3.1 VỊ TRÍ DỰ ÁN 18
    3.2 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU 20
    3.2.1 Nhiệt độ không khí 20
    3.2.2 Độ ẩm không khí 20
    3.2.3 Lượng mưa 20
    3.2.4 Lượng bốc hơi 21
    3.2.5 Gió và hướng gió 21
    3.2.6 Độ bền vững khí quyển 21
    3.3 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC DỰ ÁN 22
    3.3.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích khí 22
    3.3.2 Đánh giá chất lượng không khí khu vực nhà máy 22
    3.4 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC 23
    3.5 TÀI NGUYÊN SINH VẬT 24
    3.5.1 Lớp phủ thực vật 25
    3.5.2 Hệ sinh thái động vật 25
    3.5.3 Hệ sinh thái nước 25
    3.6 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 28
    Chương bốn 29
    TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NHÁ MÁY SẤY HẢI SẢN TỚI MÔI TRƯỜNG 29

    4.1 CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM CHÍNH VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH 29
    4.2 TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 29
    4.2.1 Tác hại của các chất ô nhiễm không khí 30
    4.2.2 Ô nhiễm do tiếng ồn 32
    4.2.3 Ô nhiễm do bụi 32
    4.2.4 Khói thải của máy phát điện 32
    4.2.5 Khí thải do đốt nhiên liệu cho lò hơi 34
    4.2.6 Khí thải từ quá trình sấy 34
    4.2.7 Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải 36
    4.3 TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 36
    4.3.1 Tác động của các chất gây ô nhiễm nước 36
    4.3.2 Nước thải sinh hoạt 37
    4.3.3 Nước thải sản xuất 37
    4.3.4 Nước mưa chảy tràn 38
    4.4 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẤT THẢI RẮN 38
    4.4.1 Chất thải sản xuất 38
    4.4.2 Chất thải sinh hoạt 39
    4.5 TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐỘNG THỰC VẬT 39
    Chương năm 40
    CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI 40

    5.1 PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 40
    5.1.1 Khống chế mùi hôi 40
    5.1.2 Khống chế ô nhiễm khí thải của máy phát điện 41
    5.1.3 Khống chế ô nhiễm khí thải lò hơi 41
    5.1.4 Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung 42
    5.1.5 Khống chế các yếu tố vi khí hậu 43
    5.2 PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 43
    5.2.1 Nước mưa chảy tràn 43
    5.2.2 Nước thải sinh hoạt 44
    5.2.3 Nước thải sản xuất 44
    5.3 PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN 47
    5.3.1 Phế liệu sản xuất 47
    5.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt 48
    5.4 VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ 48
    5.4.1 Vệ sinh và an toàn lao động 48
    5.4.2 Phòng chống các sự cố ô nhiễm 49
    5.5 VAI TRÒ CỦA CÂY XANH VỚI MÔI TRƯỜNG 49
    5.6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT Ô NHIỄM 50
    5.6.1 Giám sát chất lượng không khí 50
    5.6.2 Giám sát chất lượng nước 50
    5.7 DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ VÀ CHI PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 51
    5.7.1 Dự toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý khí thải 51
    5.7.2 Dự toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải 51
    KẾT LUẬN 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHỤ LỤC 54

    1. DANH MỤC THIẾT BỊ 54
    2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHIỀU CAO ỐNG KHÓI 55
    3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC DỰ ÁN 57
    4. CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 58

    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

    Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm khí tại khu vực dự án 23
    Bảng 3.2. Kết qủa phân tích mẫu nước giếng và nước mặt 24
    Bảng 4.1. Tải lượng ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 33
    Bảng 4.2. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 33
    Bảng 4.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 37
    Bảng 4.4. Các tính chất cơ bản của nước thải các nhà máy chế biến hải sản 38
    Bảng 5.1. Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu đối với công nhân 43
    Bảng P.1. Danh mục các thiết bị chính 54
    Bảng P.2. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 58
    Bảng P.3. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh 58
    Bảng P.4. Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp 61
    Bảng P.5. Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong khu sản xuất 62
    Bảng P.6. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp sinh hoạt 62
    Bảng P.7. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt về phương diện vật lý, hóa học 64
    Bảng P.8. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt 65
    Bảng P.9. Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ 66
    Bảng P.10. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm 68
    Bảng P.11. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 69
    Bảng P.12. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) 70





    Chương một
    MỞ ĐẦU

    Thủy sản là một nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp thực phẩm. Động vật thủy sản đã cung cấp cho con người nguồn đạm phong phú. Nước ta nằm ở phía Tây Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km. Biển Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa. Ngành hải sản đang trên đà phát triển để trở thành một trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu quan trọng.
    Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng lớn về thủy hải sản. Đánh bắt và chế biến hải sản là một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay tình trạng các bãi phơi cá phân bố tản mạn xen giữa khu dân cư ở khu vực thành phố Vũng Tàu và một số khu dân cư trong tỉnh gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Hơn nữa, việc chế biến hải sản bằng biện pháp sấy làm tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của sản phẩm. Do vậy, theo tinh thần công văn số 707/CV.UBT ngày 11-4-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc lập dự án xây dựng nhà máy sấy tổng hợp, dự án xây dựng nhà máy sấy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành.
    Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường là điều cần phải quan tâm đối với các nhà sản xuất. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các thành viên thành lập công ty TNHH kết hợp cùng với Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Nhà máy Sấy Hải sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Báo cáo này là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động sản xuất chế biến hải sản của Nhà máy Sấy Hải sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Báo cáo cũng giúp cho Công ty có những thông tin cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong khu vực.
    1.1 NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
    Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Sấy Hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm các nội dung chính sau đây:
    1. Giới thiệu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Sấy Hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng tác động tới môi trường.
    2. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án Nhà máy Sấy Hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    3. Đánh giá và dự báo các tác động của nhà máy sấy hải sản tới từng yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực.
    4. Đề xuất các phương án khả thi bao gồm các biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm do các chất thải và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.
    5. Đề xuất chương trình giám sát và quản lý môi trường đối với cơ sở.
    1.2 CƠ SỞ ĐỂ LẬP BÁO CÁO
    Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý sau đây:
    1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27-12-1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành số 29-L/CTN ngày 10-1-1994, quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường.
    2. Bản hướng dẫn số 1485 MTg ngày 10-09-1993 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về đánh giá tác động môi trường.
    3. Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
    4. Điều lệ vệ sinh và giữ gìn sức khỏe do Bộ y tế ban hành năm 1992 quy định các tiêu chuẩn vệ sinh về chất lượng nước, không khí và yêu cầu các hoạt động kinh tế xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
    Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong báo cáo này gồm có:
    1. Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    2. Các số liệu về dự án do chủ dự án cung cấp.
    3. Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực dự án.
    4. Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    5. Các tài liệu về đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm.
    6. Các tài liệu về phương pháp công nghệ xử lý chất thải.
    Báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam mới nhất bao gồm:
    1. TCVN 5937-1995, Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
    2. TCVN 5939-1995, Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
    3. TCVN 5942-1995, Chất lượng nước - Tiêu chẩn chất lượng nước mặt.
    4. TCVN 5943-1995, Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ.
    5. TCVN 5944-1995, Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
    6. TCVN 5945-1995, Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
    7. TCVN 5949-1995, Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.
    1.3 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO
    Để xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp sau đây:
    - Thống kê
    Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.
    - So sánh
    Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng cơ sở sản xuất.
    - Đánh giá nhanh
    Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập trên cơ sở bản chất công nghệ, công suất sản xuất, khối lượng chất thải, quy luật quá trình chuyển hóa trong tự nhiên và số liệu thống kê từ kinh nghiệm thực tế.
    1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Sấy Hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện bởi các thành phần tham gia thành lập với sựï phối hợp của Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC), Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường TP. Hồ Chí Minh (VITTEP).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...