Luận Văn Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình đường đoạn từ đường Nam Hồng đến sân b

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình đường đoạn từ đường Nam Hồng đến sân bay Nội Bài


    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dự án công trình giao thông đường bộ đoạn từ đường Nam Hồng đến sân bay Nội Bài là dự án đầu tư mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai và phù hợp với qui hoạch phát triển giao thông vận tải của thủ đô Hà Nội.
    Dự án có chiều dài 7,85 km qua 04 xã ( Nguyên Khê, Phủ Lỗ, Phú Minh, Mai Đình) thuộc hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Qui mô dự án: đường cao tốc đô thị, rộng 80 - 100m, phần tuyến chính gồm 06 làn xe, đường đô thị mỗi bên 04 làn xe, vận tốc thiết kế cho đường cao tốc là 80-100 km/h, cho phần đường đô thị là 60 km/h.
    Với qui mô trên công trình chiếm dụng đất sử dụng lớn chủ yếu là đất nông nghiệp và đất thổ cư. Công trình khai thác sử dụng một lượng rất lớn tài nguyên đất, đá, cát, xi măng, vật liệu xây dựng. Đây là loại công trình có khối lượng đào đắp đất lớn.
    Với những đặc điểm trên cùng với các hoạt động thi công công trình và hoạt động của tuyến đường sau này dự án sẽ làm nảy sinh nhiều tác động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với khu vực và xung quanh nơi thực hiện dự án.
    Việc đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đối với môi trường đất nước, không khí và các hệ sinh thái là yêu cầu cấp bách và cần thiết theo qui định của Luật Bảo vệ Môi trường. Vì vậy chúng tôi tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án: “Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình đường đoạn từ đường Nam Hồng đến sân bay Nội Bài”

    1.2. Mục đích, yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    - Nhận dạng, mô tả các yếu tố môi trường có thể tác động đến hoặc bị ảnh hưởng của Dự án.
    - Dự báo những tác động có lợi, có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của Dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội.
    - Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, nhằm thực hiện luật Bảo vệ Môi trường 2005 và làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư Dự án.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Xác định đúng các tác động do Dự án gây ra đến môi trường khu vực thực hiện Dự án.
    - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động xấu mang tính khả thi cao.

    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    2.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
    2.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường
    Đánh giá tác động môi trường thường được viết tắt là ĐTM. Tiếng Anh của ĐTM là Enviromental Impact Assessment và thường viết tắt là EIA.
    ĐTM là một công cụ quản lý môi trường mới, phạm vi nghiên cứu rất rộng nên cho đến nay chưa có một định nghĩa chung đấy đủ và hoàn thiện về ĐTM. Bởi vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ĐTM.
    “ĐTM hoặc phân tích tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà phương án hành động khác nhau có thể đem lại” [8].
    “ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không” [8].
    “ĐTM là quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng, tác động của dự án đề xuất, phân tích các thông tin này và gửi kết quả tới người ra quyết định” [8].
    “ĐTM của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực” [3].
    Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005), ĐTM được chia làm 2 dạng: (i) Đánh giá môi trường chiến lược, viết tắt là ĐMC, là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững; và (ii) ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó [10].
    Những định nghĩa khác nhau nên qui trình thực hiện ở các nước cũng khác nhau. Tuy nhiên, ĐTM ở các quốc gia đều là quá trình nghiên cứu nhằm:


    Dự đoán những tác động về môi trường có thể gây ra từ dự án.
    Tìm cách hạn chế những tác động không thể chấp nhận và định hướng để dự án có thể chấp nhận được về mặt môi trường địa phương.
    Chỉ ra những dự đoán cụ thể và chọn lựa những quyết định.
     
Đang tải...