Luận Văn Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Bình Dương là một Tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với các thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thủy bộ, nguồn lực dồi dào và khả năng thông thương kinh tế, có nhiều lợi thế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp chủ đạo, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, không ngừng nâng cao mức sống nhân dân địa phương. Trong đó, Tỉnh đã đẩy nhanh quy hoạch, chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật cho việc hình thành và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau.

    Thấy được những điều kiện thuận lợi trên của Tỉnh Bình Dương và nhu cầu to lớn về dược phẩm đặc biệt là dược phẩm chức năng chất lượng cao, Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet của Công Ty TNHH Liên Minh Quốc Tế ra đời để đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân Việt Nam và yêu cầu xuất khẩu hiện nay.
    ĐTM đã trở thành một khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và xét duyệt các dự án đầu tư .
    Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nhóm các quốc gia xem ĐTM là khâu quan trọng và tất yếu phải có trong thủ tục xét duyệt các dự án đầu tư, phát triển và quản lý các cơ sở đang hoạt động.
    Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet là rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu các tác động có hại tới môi trường dự án.
    Kế thừa các số liệu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet (Báo cáo đã được thông qua tại Hội đồng thẩm định ĐTM của tỉnh Bình Dương 09/2006), tác giả đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet”.



    1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Phân tích, đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.
    Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và BVMT nhằm phát triển bền vững.
    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
    Mô tả sơ lược về Dự án Công ty Liên Doanh Fatol Tranet;
    Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực Công ty Liên Doanh Fatol Tranet
    Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của Công ty, trong đó tập trung vào:
    + Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản;
    + Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Công ty;
    Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Công ty;
    Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho Công ty;
    Kết luận và kiến nghị phù hợp.
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phương pháp chung đánh giá ĐTM.
    Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một môn khoa học đa ngành. Do vậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án hoặc của một chương trình, một hành động đến môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội cần phải có các phương pháp khoa học để thực hiện. Dựa vào đặc điểm của dự án, của hành động, của chương trình phát triển kinh tế xã hội và dựa vào đặc điểm môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mục đích tính toán và đo lường khác nhau:
    - Nhận dạng
    Phương pháp nhận dạng được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án. Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác như: phòng đoán, lập bảng liệt kê.
    - Phỏng đoán
    Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợp với kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên và KT-XH theo thời gian và không gian. Ngoài ra ta có thể sử dụng hệ thống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình toán để dự báo các tác động đến môi trường.
    - Lập bảng liệt kê
    Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vấn đề môi trường được thể hiện trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó định hướng các nghiên cứu tác động chi tiết.
    Phương pháp liệt kê là phương pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích một cách chi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.
    - Đánh giá nhanh
    Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để tính tải lượng ô nhiễm do khí thải.
    Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở thống kê tải lượng và thành phần của nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành công nghiệp. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích.
    Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí của các công đoạn sản xuất của dự án, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó.
    - Phương pháp giá trị chất lượng môi trường
    Phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tính giá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án để so sánh tổng giá trị chất lượng môi trường giữa hai khu vực trước và sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luận đánh giá.
    - Phương pháp sơ đồ mạng lưới
    Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuất phát ban đầu từ phân tích các hoạt động của dự án gây ra các biến đổi môi trường. Từ các tác động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận biết các tác động môi trường bậc 1, bậc 2 của dự án, trợ giúp cho việc đánh giá.
    - Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
    Phương pháp sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích mà những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên.
    ĐMT là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để đi tới mục tiêu đặt ra.
    Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vì thế việc lựa chọn phương pháp cần dựa vào các yếu tố về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM.
    1.4.2. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài
    Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số và hiện trạng chất lượng môi trường như: Không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án.
    Phương pháp thống kê: Nhằm mục đích thu thập số liệu thuỷ văn, kinh tế xã hội, chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ cho đề tài.
    Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm tính toán tải lượng ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn cũng như đánh giá tác động của chúng đến môi trường dựa trên kỹ thuật đánh giá nhanh các tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới.
    Phương pháp lập bảng kiểm tra: Đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM, bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Bảng kiễm tra tốt sẽ bao quát được toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án. Từ đó cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.
    Phương pháp so sánh: Dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, độ ồn, .
    Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: Sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích mà những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên.
    Phương pháp ma trận: Qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả.
    Các đánh giá được dựa trên các kiến thức và kinh nghiệm thực tế về công nghệ môi trường, và sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...