Luận Văn Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nhân Tâm tại phường Nghĩa Chánh, T

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nhân Tâm tại phường Nghĩa Chánh, Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trên thế giới và ở
    Việt Nam . 3
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên thế giới . 3
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam . 3
    1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới . 4
    1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 4
    1.2.2. Phân loại chất thải y tế . 4
    1.2.3. Quản lý chất thải y tế . 5
    1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 6
    1.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế 6
    1.3.2. Quản lý chất thải y tế . 6
    1.3.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế 8
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
    2.1.1 Thời gian nghiên cứu 11
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu . 11
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 11
    2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 11
    2.2.2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường . 11
    2.2.2.1. Phương pháp thống kê .11
    iii
    2.2.2.2. Phương pháp phân tích 11
    2.2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh 11
    2.2.2.4. Phương pháp liệt kê số liệu . 12
    2.2.2.5. Phương pháp so sánh . 12
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 12
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 12
    3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án . 13
    3.1.1. Điều kiện khí tượng,thủy văn 13
    3.1.1.1. Chế độ mưa 13
    3.1.1.2. Nhiệt độ không khí 14
    3.1.1.3. Độ ẩm không khí . 15
    3.1.1.4. Chế độ gió . 16
    3.1.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 16
    3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 16
    3.1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước 17
    3.2. Đánh giá các tác động môi trường của dự án . 18
    3.2.1. Mô tả sơ lược dự án . 18
    3.2.1.1. Mục tiêu của dự án 19
    3.2.1.2. Nội dung các hạng mục chính công trình 19
    3.2.2. Đánh giá các tác động môi trường . 20
    3.2.2.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công xây dựng . 20
    3.2.2.2. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn hoạt động 29
    3.2.3 Tác động do rủi ro, sự cố môi trường . 38
    3.2.3.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 38
    3.2.3.2. Trong giai đoạn hoạt động . 39
    3.3. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểucác tác động tiêu cực và
    phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 40
    3.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực do dự án gây ra 40
    3.3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng . 40
    iv
    3.3.1.2 Trong giai đoạn hoạt động 42
    3.3.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi trường 53
    3.3.2.1 Trong giai đoạn xây dựng . 53
    3.3.2.2 Trong giai đoạn hoạt động 54
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 56
    Kết luận . 56
    Đề xuất ý kiến . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới . 4
    Bảng 1.2: Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnhtại Việt Nam 6
    Bảng 1.3: Đánh giá chất lượng khí môi trường xung quanh khi thiêu đốt chất
    thải y tế 10
    Bảng 1.4: Đánh giá chất lượng nước đầu ra của các phương pháp xử lý nước
    thải y tế 10
    Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các thông số môi trường . 11
    Bảng 3.1: Chế độ mưa hàng tháng trong 5 năm gần đâyđo tại Trung tâm dự báo
    khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. 13
    Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí hàng tháng trong 5 nămgần đây tại Trung tâm dự báo
    khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. . 14
    Bảng 3.3: Độ ẩm không khí hàng tháng trong 5 năm gần đây tại Trung tâm dự báo khí
    tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. . 15
    Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm (%). 16
    Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí 17
    Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 18
    Bảng 3.7: Các hạng mục công trình trong khối nhà chính 19
    Bảng 3.8: Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn 21
    Bảng 3.9: Kết quả tính toán khối lượng các chất ô nhiễm do xe tải phát sinh . 21
    Bảng 3.10: Mức ồn gây ra do các thiết bị, máy móc thi công 24
    Bảng 3.11: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và
    thiết bị thi công cơ giới . 224
    Bảng 3.12: Tác động của tiếng ồn ở các dãy tầng số 25
    Bảng 3.13: Mức gia tốc dung của các phương tiện thicông (dB) 26
    Bảng 3.14: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo mức độ tiện nghi các nhà ở 27
    Bảng 3.15: Khối lượng các chất ô nhiễm từ nước thảisinh hoạt 27
    Bảng 3.16: Thành phần và tính chất nước thải y tế . 31
    vi
    Bảng 3.17: Thành phần nước thải sinh hoạt trước và sau qua bể tự hoại . 32
    Bảng 3.18: Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 35
    Bảng 3.19: Định mức lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các bệnh
    viện. . 36
    Bảng 3.20: Thông số đầu vào và đầu ra bể Aerotank . 47
    Bảng 3.21: Bảng tổng hợp kích thước của các bể của hệ thống xửlý nước thải
    tập trung . 50
    Bảng 3.22: Thông số kỹ thuật của lò đốt 52
    vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước thải và nước mưa tại bệnh viện 43
    Hình 3.2: Sơ đồ thoát nước mưa tại bệnh viện . 44
    Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết bể tự hoại 45
    Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnhviện . 46
    Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống thu gom, phân loại và xửlý chất thải rắn của bệnh
    viện 51
    viii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ
    ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
    CTYT : Chất thải y tế
    CTR : Chất thải rắn
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    o
    C : Nhiệt độ
    % : Phần trăm
    DO : Oxy hoà tan
    QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
    BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
    COD : Nhu cầu oxy hoá học
    TS : Tổng hàm lượng chất rắn
    BOD5
    20
    : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20
    o
    C trong 5 ngày
    KLON : Khối lượng ô nhiễm
    WHO : Tổ chức Y tế thế giới
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    SS : Chất rắn lơ lửng
    VOC : Chất hữu cơ bay hơi
    1
    MỞ ĐẦU
    Cùng với quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng đã
    kéo theo sự ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người
    dân chưa cao, dẫn đến các nguy cơ phát sinh bệnh dịch, bệnh xã hội. Chính vì vậy
    nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân là vô cùng lớn.
    Hiện nay nhu cầu chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được
    quan tâm và đòi hỏi cao. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân là một trong
    những nội dung của công cuộc phát triển kinh tế. Với mục tiêu đề ra là điều trị chữa
    bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân cũng như nghiên cứu y học, việc
    thành lập bệnh viện đa khoa Nhân Tâm là việc làm thiết thực phù hợp với xu hướng
    chung của toàn xã hội cũng như đáp ứng các mong muốn và nguyện vọng chung
    của người dân trong khu vực.
    Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nước ta ngày càng cao,
    có rất nhiều dự án mới như nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện, được
    xây dựng. Hoạt động của các dự án này đã đóng góp lớn về mặt kinh tế và xã hội
    cho đất nước. Bên cạnh đó cũng tác động tiêu cực tới môi trường, các chất thải do
    quá trình sản xuất, hoạt động của các dự án này gâyô nhiễm môi trường đất, nước,
    không khí và ảnh hưởng đến cả sức khỏe người dân. Để dự án đầu tư xây dựng
    Bệnh Viện Đa khoa Nhân Tâm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người
    dân, đồng thời bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Đề tài “ Đánh giá
    tác động môi trường của dự án xây dựng Bệnh viện Đakhoa Nhân Tâm tại phường
    Nghĩa Chánh - Tp.Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi” đượcthực hiện nhằm xem xét,
    đánh giá tất cả các tác động có hại đến môi trường của dự án và đề xuất những biện
    pháp xử lý chất thải đảm bảo sự phát triển bền vữngtrong tương lai.
    Được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản- trườngĐại học Nha Trang,
    tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng
    2
    bệnh viện đa khoa Nhân Tâm tại phường Nghĩa Chánh -Tp. Quảng Ngãi - tỉnh
    Quảng Ngãi” với các nội dung chính sau:
    - Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vựcdự án.
    - Phân tích các tác động môi trường (tích cực, tiêu cực) của dự án xây dựng
    Bệnh viện Đa khoa Nhâm Tâm.
    - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trongquá trình xây dựng và
    khi dự án đi vào hoạt động.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trên thế giới và
    ở Việt Nam
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên thế giới
    Năm 1969, Hoa kỳ thông qua đạo luật chính sách quốcgia về môi trường gọi
    tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội quan
    trọng ở cấp liên bang muốn được xét duyệt và thông qua bắt buộc phải có báo cáo
    ĐTM . Sau Hoa Kỳ, năm 1972 ĐTM đã được áp dụng ở Nhật, singapo, Hồng
    Kông, tiếp đến là Canada (1973), Australia (1974), Đức (1975), Pháp (1976),
    Philippin (1977), Trung Quốc (1979) [6], [11].
    Vào những năm 1980- 1990 một số nước đang phát triển ở Châu Á Thái
    Bình Dương cũng đã ban hành các qui định chính thứchoặc tạm thời về ĐTM như
    Thái Lan (1984), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982),Malaysia (1985) [6], [11].
    Như vậy , không chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay
    cả các nước nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức rất sớm về vai trò ĐTM trong
    việc quản lý môi trường để phát triển kinh tế bền vững.
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam
    Ở Việt Nam vấn đề ĐTM ra đời vào giữa năm 1984, báocáo ĐTM đầu tiên
    được thực hiện là dự án xây dựng nhà máy thủy điện Trị An năm 1985. Khi chính
    phủ ban hành quyết định về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên
    thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chúng ta tiến hành ĐTM nhà máy hóa dầu ở
    thành phố Hồ Chí Minh do công ty ESSA, Canada thực hiện với sự cộng tác của các
    chuyên viên Việt Nam và hệ thống tưới tiêu Quản Lộ,Phụng Hiệp ở đồng bằng
    sông Cửu Long do trung tâm môi trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đối với
    một số nhà máy xí nghiệp cũ được xây dựng trước năm1984, cũng đã tiến hành
    ĐTM như nhà máy giấy Bãi Bằng Vĩnh Phú, nhà máy phân lân Hà Bắc, và các dự
    án phát triển kinh tế xã hội mới như hệ thống thủy nông Thạch Nham ở Quảng
    Ngãi, dự án khai hoang lấn mặn ở Nam Uông Bí [11].
    4
    Sau khi có luật Bảo vệ môi trường (1994) thì ĐTM được triễn khai có hệ
    thống từ Trung ương đến địa phương và đến khắp các bộ ngành. Tính đến cuối năm
    2004, số báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã có 26.800 báo
    cáo, trong đó có 800 báo cáo ĐTM thuộc cấp Trung ương quản lý và 26.000 thuộc
    cấp địa phương quản lý [6], [11].
    1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
    1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
    Khối lượng chất thải y tế (CTYT) phát sinh thay đổitheo khu vực địa lý,
    theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh,
    loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
    khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa
    phòng [14].
    Bảng 1.1: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi
    trường Việt Nam, Hà Nội.
    2. Bộ Y tế (2010), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
    3. Bộ Y tế (2008), "Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y
    tế" , Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.
    4. Bộ Y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015"
    Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội.
    5. Bộ Y tế (2009), Vệ sinh môi trường Dịch tễ (tập I), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
    6. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ (2008), Đánh giá tác động môi trường, Nhà
    xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    7. Lê Thạc Cán, Luc Hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2006), Đánh giá tác động môi
    trường các dự án phát triển (qui trình và hướng dẫnkỹ thuật), Nhà xuất bản
    thống kê Hà Nội.
    8. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS
    (2009), "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa
    khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp" , Tuyển tập các báo cáo khoa
    học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2008, Hà Nội.
    9. Cù Huy Đấu - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2010), "Thực tiễn quản lý chất
    thải rắn y tế ở Việt Nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường
    Việt Nam, Hà Nội.
    10. Phạm Ngọc Đăng (2008), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nhà
    xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
    11. Lê Xuân Hồng (2006), Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản thống
    kê Hà Nội.
    12. Nguyễn Thị Vân Hà (2008), Quản lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản Đại
    học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh.
    13. Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học
    Nông Nghiệp I, Hà Nội.
    14. Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lýchất thải rắn y tế ở Việt
    Nam", Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 67 - 85
    15. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà (2006), Giáo trình quản lý chất lượng
    môi trường, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
    16. Lê Trình (2001), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng,
    Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
    17. Trần Thị Minh Tâm (2005), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện
    huyện tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
    18. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn Vệ
    sinh môi trường, Thái Nguyên.
    19. Trung tâm trắc địa và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2012), Báo cáo
    đánh giá tác động môi trường Bệnh viện Đa khoa NhânTâm.
    Tài liệu tiếngAnh
    20. Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of
    biomedical waste in Canada, Ottawa.
    21. Health Services Advisory Committee (1999), Safe disposal of clinical waste,
    Sudbury: HSE Books, Great Britain.
    22. Hendarto. H (1998), Medical waste treatment options in Indonesia, California
    Polytechnic State University.
    23. Miller, R.K. and M.E. Rupnow (1992), Survey on medical waste management,
    Lilburn, GA: Future Technology Surveys.
    24. Okayama-Daigaku. KankyẰo-Rikogakubu (2006), International Seminar on New
    Trends in Hazardous and Medical Waste Management: 8.-KankyẰo-RikẰogakubu-kokusai-shinpojiumu, [February 24, 2006, Okayama International Center], Okayama.
    25. WHO (1994), Managing medical waste in developing country. Geneva.
    26. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care
    establishment, Malaysia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...