Thạc Sĩ Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của Việt Nam với WTO đối với ngành thuỷ sản

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN. NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐẶT RA.

    1. Những cam kết của Việt Nam với ngành thủy sản.

    Theo phân loại của WTO, thuỷ sản không phải là mặt hàng nông nghiệp mà là mặt hàng công nghiệp. Việc phân loại này có liên quan đến việc xác định các cam kết Việt Nam phải tuân thủ khi đàm phán và thực hiện các nghĩa vụ của WTO. Chẳng hạn nếu thuộc mặt hàng thuỷ sản thì Việt Nam phải cam kết thực hiện các quy định của Hiệp định nông nghiệp trong khi đây là Hiệp định hết sức phức tạp và có nhiều nghĩa vụ quan trọng. Nếu không phải là mặt hàng nông sản thì các cam kết sẽ nhẹ đi rất nhiều.
    Nhìn chung, các cam kết chính mà Việt Nam phải thực hiện có liên quan đến ngành thuỷ sản như sau:

    Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu

    Như trên đã trình bày, để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản, Chính phủ đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản. Các chính sách này trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển ngành thuỷ sản đưa ngành này trở thành một trong những mặt hàng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, thậm chí có sức cạnh tranh mạnh trên nhiều thị trường lớn và khó tính trên thế giới. Một điều không thể phủ nhận là có được kết quả như vậy có phần quan trọng là sự nỗ lực vận động của các doanh nghiệp thuỷ sản nhưng các chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng. Khi gia nhập WTO, những chính sách trợ cấp bị WTO cấm sẽ phải bị bãi bỏ và các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng xuất khẩu cũng phải bị bãi bỏ ngay lập tức. Trong đàm phán, các thành viên WTO đã gây sức ép rất mạnh đối với vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng của nhiều quốc nước trên thế giới.

    Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình

    Như trên đã đề cập, mức thuế cuối cùng mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO chỉ được công bố sau khi Ban Thư ký WTO đã hoàn tất việc tổng hợp cam kết. Trong đàm phán gia nhập WTO, các thành viên có lợi ích từ việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Việt Nam đều gây sức ép đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng thuỷ sản. Đây là quy tắc mà Việt Nam phải chấp nhận. Vấn đề chỉ là đàm phán như thế nào để mức cắt giảm không gây ảnh hưởng quá lớn đối với ngành thuỷ sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...