Thạc Sĩ Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tới mức s

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . I
    LỜI CẢM ƠN . II
    TÓM TẮT III
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . IV
    DANH MỤC CÁC BẢNG . V
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách . 1
    1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu . 3
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    1.4. Kết cấu đề tài 4
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 5
    2.1. Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông nghiệp nông thôn 5
    2.1.1. Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp . 5
    2.1.2. Mối quan hệ giữa vốn và tín dụng 7
    2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển nông nghiệp và gia tăng mức sống hộ gia đình ở nông thôn 7
    2.2. Chính sách tín dụng nông thôn của Agribank . 9
    2.2.1. Giới thiệu về Agribank 9
    2.2.2. Các chương trình tín dụng và cơ chế vận hành . 10
    2.3. Các nghiên cứu trước . 11
    2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức sống hộ gia đình . 13
    2.4.1. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trưng của chủ hộ . 13
    2.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trưng của hộ gia đình 14
    2.4.3. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng và vùng địa lý . 16
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG . 18
    3.1. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) 18
    3.2. Kết hợp phương pháp khác biệt trong khác biệt và hồi quy OLS 19
    3.3. Định nghĩa biến trong mô hình . 21
    3.4. Mô tả dữ liệu . 23
    3.5. Chiến lược xây dựng mô hình 25
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . . 26
    4.1. Tác động của tín dụng Agribank tới thu nhập hộ gia đình ở nông thôn . 26
    4.2. Tác động của tín dụng Agribank tới chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn 30
    4.3. Nguyên nhân tín dụng từ Agribank chưa có tác động tới mức sống hộ gia đình . 34

    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
    . 37
    5.1. Những kết luận chính . 37
    5.2. Gợi ý chính sách 38
    5.3. Hạn chế của nghiên cứu . 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42
    PHỤ LỤC 45

    GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách
    Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 21% tổng giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất (Tổng cục thống kê, năm 2009). Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng nông nghiệp khác nhau của cả nước, với 6250 thị trấn, 9121 xã, khoảng 9,6 triệu ha đất nông nghiệp và 14,7 triệu ha đất lâm nghiệp (Tổng cục thống kê, 2009). Vì vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng nhất ở nước ta. Hơn nữa, vai trò của nông nghiệp lại càng đặc biệt quan trọng, bởi đây là nơi sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho đời sống con người mà không có một ngành nào khác có thể thay thế được. Bên cạnh đó, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân như các ngành công nghiệp dệt, da giày, chế biến và phục vụ cho xuất khẩu. Nông nghiệp và nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước và là thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của các ngành kinh tế khác. Với gần 60 triệu dân sống ở khu vực nông thôn, tuy mức thu nhập của nông dân còn thấp, song đây vẫn là một thị trường đầy hấp dẫn để các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ tiếp cận bán sản phẩm của mình và thu mua nguyên liệu từ khu vực nông nghiệp sản xuất, từ đó thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, nông thôn là địa bàn có nhiều tài nguyên đất đai khoáng sản nên có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sinh thái và việc sử dụng hiệu quả các tiềm năng. Nơi đây còn tập trung khoảng 60 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
    Vì vậy, việc ổn định và phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống người dân vùng nông thôn sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị của đất nước. Để làm được điều này, vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nhiều cơ chế, chính sách đã được Chính phủ ban hành; trong đó đặc biệt là các chính sách tín dụng ngân hàng như: Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 30/03/1999; Quyết định 148/QĐ-TTg ban hành ngày 07/07/1999; Nghị định 41/2010/NĐ-CP 2
    ban hành ngày 12/04/2010 có vai trò hết sức quan trọng nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Hiện nay, việc cung cấp vốn, tín dụng ở nông thôn do các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện. Tính trên toàn quốc, dư nợ tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng; từ 34.000 tỷ đồng (năm 1998) tăng hơn 7 lần, đạt gần 250.000 tỷ đồng (năm 2008); với tốc độ tăng dư nợ cho vay bình quân 20%/năm1. Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước, được ra đời để phục vụ nông nghiệp, nông thôn và cũng trưởng thành đi lên từ đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn duy trì nguồn vốn gần 70%/tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực này. Chỉ riêng năm 2010, Agribank bổ sung trên 42.000 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn2. Điều đó càng khẳng định rằng Agribank là tổ chức tín dụng hàng đầu ở khu vực tam nông trong việc cho các hộ nông vay vốn phát triển sản xuất. Cụ thể, hiện nay, Agribank thực hiện cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn nhằm phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Ngoài ra, Agribank còn cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở vùng nông thôn.
    Đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của tín dụng hay tài chính vi mô tới mức sống hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo ở nông thôn, được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều thời điểm khác nhau. Bangladesh là quốc gia có nhiều nghiên cứu được thực hiện như: Pitt và Khandker (1998), Morduch (1998), Khandker (2005), Mahjabeen (2008). Các nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành ở các quốc gia khác như: Kondo và đ.t.g (2007) với nghiên cứu ở Philippin, Arun và đ.t.g (2006) với nghiên cứu ở Ấn Độ, nghiên cứu ở Amhara phía bắc Ethiopia của Gobezie và Garber (2007). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đánh giá tác động của tín dụng cũng được thực hiện như: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” của Phan Thị Nữ (2010); “Tác động của tín dụng chính thức đối với hộ gia đình ở đồng bằng sông 3
    Cửu Long” của Nguyễn Thanh Bình (2010). Kết quả của các nghiên cứu này chưa có sự đồng nhất trong việc xác định tác động của tín dụng tới mức sống các hộ gia đình, nó tùy thuộc vào đặc điểm dữ liệu mỗi quốc gia, mỗi thời điểm khác nhau.
    Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2010, Agribank có tổng tài sản trên 524.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng; trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch phủ rộng khắp toàn quốc3. Hơn nữa, đây là ngân hàng chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và qua đó góp phần xây dựng kinh tế địa phương. Vì vậy, việc đánh giá tác động tín dụng từ ngân hàng này tới mức sống của người dân vùng nông thôn là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đánh giá tác động tín dụng từ Agribank đối với mức sống của các hộ gia đình ở nông thôn đã vay vốn để xem thực sự đời sống của họ có được cải thiện hơn trước hay không? Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
    1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của các khoản tín dụng từ Agribank tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị để cải thiện chính sách tín dụng nông thôn nói chung và của Agribank nói riêng nhằm nâng cao đời sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi:
    - Việc vay tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có giúp các hộ gia đình cải thiện mức sống hay không?
    - Những kiến nghị nào được đưa ra nhằm nâng cao mức sống của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam?

    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động tín dụng từ Agribank tới mức sống của các hộ gia đình vay vốn ngân hàng này để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chọn vùng nông thôn Việt Nam để nghiên cứu với số liệu sử dụng từ hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS các năm 2006 và 2008.
    1.4. Kết cấu đề tài
    Đề tài được chia làm 5 chương.
    Chương 1: Giới thiệu chung; trình bày bối cảnh, vấn đề nghiên cứu và đưa ra câu hỏi chính sách cần phải trả lời. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết; tập trung làm rõ các lý thuyết về vai trò của vốn, tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nâng cao mức sống người dân nông thôn; tóm lược những kết quả chính của các nghiên cứu trước để xác định các nhân tố có ảnh hưởng tới mức sống hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình ở sống ở khu vực nông thôn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình ước lượng; trình bày phương pháp cụ thể mà đề tài sử dụng để tiến hành đánh giá tác động của tín dụng từ Agribank tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, chiến lược mà tác giả sẽ sử dụng để tìm ra mô hình ước lượng tốt nhất.
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Dựa trên khung phân tích đã trình bày ở hai chương trước, chương này tác giả tiến hành phân tích, làm rõ những kết quả của nghiên cứu.
    Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Phần này tóm lược những kết quả chính của luận văn và đưa ra những gợi ý chính sách từ thực tế vấn đề nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...