Thạc Sĩ Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MC LC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ . v
    TÓM TẮT . vi
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIU . 1
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUN CA VẤN ĐỀ NGHIÊN CU 3
    2.1. Khái niệm về đói nghèo 3
    2.2. Các phương pháp xác định nghèo 3
    2.2.1. Phương pháp chi tiêu 3
    2.2.2. Phương pháp thu nhập 4
    2.2.3. Phương pháp xếp loi của địa phương . 4
    2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói . 4
    2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập . 5
    2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói . 6
    2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo . 9
    2.5.1. Vai trò ca tín dụng đối vi gim nghèo 10
    2.5.2. Các yếu tvnhân khu học 11
    2.5.3. Tình trng vic làm và giáo dc ca h 12
    2.5.4. Năng lực sn xut ca h . 12
    2.5.5. Các điều kin bên ngoài 13
    2.5.6. Đặc điểm dân tc 13
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TNG QUAN V 15
    THỊ TRƯỜNG TÍN DNG NÔNG THÔN VIT NAM 15
    3.1. Tiêu chí xác định nghèo . 15
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 15
    3.2.1. Các phương pháp được sdng trong các nghiên cứu trước 15
    3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác bit (DID) 16
    3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác bit trong khác bit vi hi qui OLS . 17
    3.3. Mô tả dữ liệu 21
    3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam 22
    3.4.1. Khái nim vtín dng và tín dụng cho người nghèo 22
    3.4.2. Đặc điểm ca thị trường tín dng nông thôn Vit Nam 23
    3.4.3. Mc tiêu ca tín dụng cho người nghèo . 26
    CHƯƠNG 4: KẾT QUNGHIÊN CU . 27
    4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo 27
    4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống hộ nghèo 30
    4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức sống
    của người nghèo 33
    CHƯƠNG 5: KẾT LUN VÀ GI Ý CHÍNH SÁCH 36
    5.1. Kết luận 36
    5.2. Gợi ý chính sách 37
    5.3. Hạn chế của nghiên cứu . 40
    TÀI LIU THAM KHO 42
    PHLC

    GII THIU
    Việt Nam được xem là một trong số ít nước có thành tựu đáng khích lệ về xóa đói
    giảm nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (dựa trên chuẩn nghèo quốc tế 1
    USD/người/ngày), trong vòng 12 năm từ 1993 đến 2004, Việt Nam đã đưa hơn 40% dân số
    thoát khỏi nghèo đói. Con số này có thể khác đi nếu như sử dụng các thước đo về nghèo
    đói khác nhau, ngay cả như vậy, đây cũng là một kết quả mà rất ít nước có thể đạt được. Để
    đạt được thành quả này, nhiều chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện
    tại Việt Nam, trong đó có các chương trình tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác
    nhau về chính sách tín dụng cho người nghèo. Một quan điểm phổ biến cho rằng hỗ trợ tín
    dụng cho người nghèo là cách tốt để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Nhưng cũng có quan
    điểm ngược lại cho rằng, tín dụng ưu đãi cho người nghèo không phải là cách tốt để giảm
    nghèo mà thậm chí sẽ làm cho người nghèo lún sâu vào nợ nần nếu họ không biết cách sử
    dụng hiệu quả. Vậy, thực tế chính sách tín dụng có tác động như thế nào đến việc nâng cao
    mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề
    tài: Đánh giá tác động ca tín dụng đối vi gim nghèo nông thôn Việt Namdựa
    trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.
    Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng cung cấp tín dụng cho người nghèo là một cách
    để giúp người nghèo tăng cường thế lực và nâng cao mức sống. Mối quan hệ tích cực giữa
    tín dụng và giảm nghèo đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu: World Bank (2004),
    Khandker (2006), Mordutch (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2006), Ryu Fukui và Gilberto M.
    Llanto (2003): Tín dụng làm tăng tín tự chủ cho hộ nghèo và giảm tác động của những bất
    ổn kinh tế. Những nghiên cứu của Margaret Madajewicz (1999) ở BangLades và James
    Copestake, Sonia Blalotra (2000) ở Zambia nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ
    giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh
    nhỏ mà đây là cơ hội để họ thoát nghèo.
    Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở nhiều
    nước khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động của tín
    dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa vào
    nghiên cứu tình huống hoặc phương pháp hồi qui đa biến thông thường và dữ liệu chéo.
    Theo đó, kết quả được rút ra dựa vào sự so sánh những hộ có vay với hộ không vay vốn tại
    cùng một thời điểm nhất định nào đó sẽ có những hạn chế nhất định, do có thể có sự khác
    nhau trong nội tại năng lực sản xuất giữa các hộ.
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm
    nghèo dựa trên dữ liệu bảng và phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp với hồi quy
    OLS. Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch được tác động của tín dụng với tác động
    của các yếu tố khác lên mức sống của hộ nghèo, vừa phản ánh được những khác biệt về
    mặt thời gian (trước và sau khi vay vốn) vừa phản ánh được sự khác biệt chéo (giữa hộ có
    vay và hộ không vay).
    Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống
    của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục.
    Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống cho người nghèo ở
    nông thôn Việt Nam.
    Vì nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó đề tài chỉ nghiên cứu tác
    động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo ở nông thôn. Dữ liệu mà chúng tôi sử dụng
    để phân tích là hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và Điều tra mức sống hộ
    gia đình 2006.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
    mức sống cho người nghèo. Tuy nhiên, tác động của tín dụng chỉ mới dừng lại ở việc cải
    thiện chi tiêu đời sống cho người nghèo mà chưa tạo ra được những nguồn thu nhập bền
    vững. Hơn nữa, người nghèo ở nông thôn Việt Nam rất khó tiếp cận với các nguồn tín
    dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Chính vì vậy, cần thiết phải có những chính sách để
    phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo hướng hỗ trợ cho người nghèo.
    Báo cáo được chia làm bốn chương. Chương I giới thiệu vấn đề chính sách, câu hỏi,
    phương pháp, mục tiêu nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý luận và phương pháp
    nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, đặc biệt chú trọng đến phương pháp Khác biệt
    trong khác biệt. Chương III phản ánh kết quả nghiên cứu về tác động của tín dụng đến mức
    sống của người nghèo trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu đời sống. Chương IV tóm tắt
    những phát hiện của luận văn và đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện đời sống cho
    người nghèo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...