Luận Văn Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Luận văn dài 48 trang)




    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Sự cần thiết “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”

    Một trong những vấn đề toàn cầu về môi trường hiện nay là biến đổi khí hậu, hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia của FAO - UNEP là hàng năm trên thế giới có khoảng 5 đến 7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa, từ năm 2000 đ ến nay có khoảng 1/3 diện tích đất canh tác trên thế giới bị hủy hoại.

    Thoái hóa đất và hoang mạc hóa không chỉ làm biến đổi khí hậu, làm mất đi khả năng sinh học nuôi sống con người mà còn dẫn đến đói khát, di cư bất ổn định trên nhiều quốc gia và lãnh thổ. Những thay đổi về chất lượng đất của vùng, cụ thể là những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người đều gây thoái hóa mạnh đến đất. Các nguyên nhân thoái hóa đất có thể chia ra do các điều kiện tự nhiên, các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp.

    Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến đó là do điều kiện tự nhiên của vùng. Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với những dải đất bazan màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng: cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn quả, đậu đỗ Thế nhưng, phần lớn đất đai ở đây đều nằm trên thế đất dốc, chịu tác động của khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và tập trung theo mùa nên quá trình xói mòn và hàng loạt các hiện tượng thổ nhưỡng bất lợi khác không ngừng xảy ra, làm suy giảm nhanh chóng độ phì nhiêu.

    Nguyên nhân gián tiếp của quá trình thoái hóa đất của vùng là do các tác động của con người gây nên. Các phương thức độc canh cây ngắn ngày, bón phân không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật đã làm cho đất đai trong vùng Tây Nguyên đang có nguy cơ thoái hóa.

    Do đó, để giữ gìn, cải thiện môi trường sống nói chung và môi trường đất nói riêng, làm cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nhất thiết chúng ta phải nắm vững nguyên nhân, hiện trạng thoái hóa đã và đang diễn ra đối với đất trồng ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích nhắm ngăn chặn diễn thế suy thoái, từng bước ổn định độ phì nhiêu đất. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”. Đây là cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất và là căn cứ để đưa ra các giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế một cách bền vững đồng thời góp phần khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn vùng.




    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 3

    1.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 3

    1.1.1. Các chính sách đất đai hiện hành 3

    1.2. Phân tích hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất chính 6

    1.2.1. Đất nông nghiệp: 8

    1.2.2. Đất phi nông nghiệp 16

    1.2.3. Đất chưa sử dụng 18

    1.3. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất 19

    CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT 22

    2.1. Các loại hình sử dụng đất 22

    2.1.1.Chuyên lúa 27

    2.1.2. Lúa - Màu 28

    2.1.3. Chuyên màu và cây hàng năm khác 29

    2.1.4. Cây hàng năm trên đất dốc 30

    2.1.5. Cây công nghiệp lâu năm 31

    2.1.6. Lâm nghiệp 32

    2.1.7. Loại hình nông lâm kết hợp 33

    2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất 34

    2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 34

    2.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 39

    2.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường 42

    2.3. Phương thức sử dụng đất vùng Tây Nguyên 44

    2.3.1. Canh tác theo phương thức truyền thống 44

    2.3.2. Canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa 46

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...