Báo Cáo đánh giá tác động của hoạt động kinh tế biển ở đà nẵng đối với môi trường vùng bờ &amp sức khoẻ cộng

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÙNG BỜ & SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG






    TÓM TẮT
    Cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và các tác động môi trường là vấn đề của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đà Nẵng với nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế biển, tuy nhiên cần xem xét những tác động ngoại sinh của những hoạt động này. Đứng trước những thử thách và lựa chọn trong giai đoạn phát triển mới, Đà Nẵng cần có lựa chọn phát triển trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Bài báo này đưa ra một số hiện trạng tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ đó đưa ra định hướng phát triển cũng như một số chương trình hành động cụ thể.


    ABSTRACT
    The trade-off between economy growth and the effects to environment is the problem of the countries in the world. Da Nang has the potentials in developing for sea economy, however there are the externalities from its. The face with threats and the selections in the new stage, Da Nang should select the short-run and long-run developed strategy so that covers economy growth and environment quality. This article gives to the environment situations and the effect to health of common based on introduces the developed strategy and the detail action programs.






    1. Đặt vấn đề
    Đà Nẵng là thành phố nằm ven biển duyên hải miền Trung có nhiều cơ hội phát triển kinh tế biển với nhiều triển vọng, bên cạnh thành phố còn phải đương đầu với nhiều vấn đề, không chỉ các tác động đến môi trường mà còn cả đến sức khoẻ cộng đồng. Các nhà kinh tế nhận ra rằng thực hiện tốt các vấn đề môi trường và xã hội sẽ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế, cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng, từ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy quan tâm đến các giải pháp môi trường và sức khoẻ cộng đồng là những điều quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững.
    Bài viết này đề cập tác động của các hoạt động kinh tế biển đến môi trường vùng bờ và sức khoẻ cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng. Trong mỗi khía cạnh của phát triển kinh tế biển đều có những mặt lợi và bất lợi đối với cộng đồng, các nổ lực như xử lý chất thải nguy hiểm, ô nhiễm và đảm bảo nguồn nước sẽ đem lại môi trường làm việc an toàn hơn và những không gian lành mạnh hơn, từ đó có thể tạo ra phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu bệnh tật, hay những nguy cơ khác.
    2. Thách thức đối với vùng bờ TP Đà Nẵng từ hoạt động kinh tế biển
    Hoạt động kinh tế biển và sự phát triển của khu vực ven biển sẽ buộc Đà Nẵng đối mặt với các thách thức về:
    1. Ô nhiễm do nước thải không được xử lý, sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản.
    2. Suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do đánh bắt không hợp lý
    3. Ảnh hưởng đa dạng hoá sinh vật thông quá sự phá rạn san hô, đánh bắt trái phép (chất nổ, mìn, xung điện)
    4. Ô nhiễm dầu do các hoạt động khai thác dịch vụ vận tải biển



    5. Thiệt hại về môi trường do phát triển du lịch chưa được quản lý và chỉ đạo thích hợp
    6. Gia tăng tác động bão lũ, xói lở bờ biển và thiên tai gây thiệt hại nhiều về người và của.
    Các vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động kinh tế biển nếu không được quản lý và chỉ đạo thích hợp sẽ dẫn đến phá hoại môi trường biển, suy giảm sức khoẻ cộng đồng ven biển và đặc biệt những lao động liên quan đến kinh tế biển.
    3. Các nguồn ô nhiễm do hoạt động kinh tế biển tại thành phố Đà Nẵng
    Trong những năm gần đây, ngành kinh tế biển Đà Nẵng có nhiều chuyển biến mới so với các đô thị khác. Đi đôi với sự phát triển kinh tế biển là vấn đề môi trường vùng bờ và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng ven biển và những nguời lao động trong ngành kinh tế biển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề khai thác nguồn tài nguyên biển và ven bờ chưa hợp lý từ đó dẫn đến ô nhiễm môi trường vùng bờ, sự giảm sút đa dạng hoá sinh học và tài nguyên biển. Ô nhiễm môi trường biển ở thành phố Đà Nẵng đang ở mức khống chế tuy nhiên nếu không có các giải pháp phát triển kinh tế hợp lý thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
    3.1 Ô nhiễm từ đất liền
    Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tạo ra sự dịch chuyển nhân khẩu học. Trong vòng 9 năm từ năm 1997 đến đầu năm 2006, dân số Đà Nẵng tăng lên từ 661.800 lên đến trên 800.000 người, trung bình mỗi năm tăng lên khoảng 15000 người, mật độ dân số tăng lên từ 520 người/km2 đến gần 650 người/km2. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (do phong trào kế hoạch hoá gia đình) đã giảm từ 1,31% (năm 2000) xuống còn 1,10% (năm 2005). Nhưng đô thị hoá tạo ra quá trình di dân từ nông thôn đến thành thị, lực lượng lao động tại thành thị ngày càng tăng (dân số ven biển cụ thể các Quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê tăng nhanh) tạo sức ép môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng.
    Phát triển cơ sở hạ tầng, thể hiện bước đầu là dự án Cầu Sông Hàn, cây cầu bắc qua Sông Hàn, dòng sông vốn chia cách thành phố thành hai phần. Một phần đô thị tương đối phát triển và phần còn lại là vùng kém phát triển do sự cách trở về giao thông vận tải. Kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cơ sở ở Đà Nẵng có nét đặc trưng riêng so với nhiều vùng khác trong cả nước, nơi hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng bị chậm trễ và bị treo với nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự bất an trong cuộc sống của người dân và ô nhiễm môi trường. Riêng ở Đà Nẵng, hơn 30 tuyến đường nội tuyến và ngoại tuyến được nâng cấp và xây dựng mới một cách nhanh chóng và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế cũng như mong muốn của người dân thành phố (đặc biệt tuyến Bạch Đằng Đông làm thay đổi bộ mặt của thành phố).
    Ngoài ra, sân bay quốc tế Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa cũng được mở rộng và nâng cấp. Tình hình càng được cải thiện cho đến nay, các công trình quan trọng được hoàn thiện như hầm đèo Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, đường ven biển nối từ Sơn Trà đến Điện Ngọc, Đường hành lang Đông Tây (nối Đà Nẵng, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Miến Điện) và cầu Thuận Phước đang được thi công. Hiện nay, Đà Nẵng đã có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các trung tâm đô thị Việt Nam.
    Tuy quá trình đô thị hoá đem lại sự đổi mới cho thành phố, nhưng vẫn còn có một số vấn đề cần xem xét và giải quyết liên quan đến những chất thải gây ô nhiễm tiềm tàng nhất đối với môi trường biển là chất thải (lỏng và rắn) bệnh viện và sinh hoạt, bao gồm các chất POP, các hợp chất clo hữu cơ (PCB), bùn cát và đất do xói lở, kim loại, chất thải phóng xạ, dầu và thuỷ triều đỏ, có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, giảm khả năng sinh sản của các loài hải sản các cửa sông và vùng ven bờ.
    Nguồn ô nhiễm thứ hai là từ các khu công nghiệp. Chính sách thay đổi sau năm 1997 còn tạo một luồng sinh khí cho nỗ lực xây dựng các khu công nghiệp của thành phố. Trải qua thời gian trì tuệ, ba khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích 861 ha. Bên cạnh việc tạo công việc làm và phát triển kinh tế thành phố, các công ty hoạt động ở các khu công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường sống. Điển hình, ô nhiễm Bàu Tràm Khu công nghiệp Hoà Khánh, ô nhiễm khói bụi của Nhà máy xi măng Hoà Khương, ô nhiễm nước thải của Công Ty WeiSerXin Industrial, ô nhiễm môi trường do nước thải Công ty Kinh doanh Chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng (Procimex), khói bụi từ nhà máy xi măng Cosevco và nước thải của công ty Phong Nha ra hệ thống cống lộ thiên.
    Hoạt động nông nghiệp cũng góp phần ô nhiễm biển đáng kể. Số liệu về các chất đồng, kẽm, asen, DDT và thuốc trừ sâu 666 theo các luồng nước đổ vào các con sông, suối cũng như cống rãnh sau đó đổ vào biển làm suy giảm hệ sinh thái và ô nhiễm vùng ven bờ.
    Nuôi trồng thuỷ sản là hướng phát triển đột phá trong ngành thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản đem lại lợi nhuận khá cao (dao động lợi nhuận/chi phí từ 50%-70%). Phong trào nuôi tôm ven biển đột phá



    trong những năm vừa qua, không có qui hoạch cụ thể gây hậu quả vùng cát ven biển, dẫn tới sạt lỡ, xoá mòn vùng bờ. Chất thải từ các trại nuôi trồng thuỷ sản ven biển và trên biển là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ quan trọng.
    Đáng chú ý, du lịch Đà Nẵng phát triển nhanh, thành phố đang tiến hành nâng cấp những khu du lịch hiện có và xây dựng thêm những khu du lịch mới. Điển hình, xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc thù. Giai đoạn 2004 - 2005: xúc tiến xây dựng các dự án Bãi Nam, Bãi Bụt, Bãi Trẹm, Bãi Tiên Sa; phát triển các biệt thự cao cấp nam Sơn Trà. Tiếp tục phát triển khu vực nam Furama - Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn chất lượng cao. Trước hết thực hiện các dự án: Dự án mở rộng khu Furama (2004-2005), dự án Bến Thành-Non Nước (2004); Vegas Club (2005) khu nghỉ biển tổng hợp, sân golf (2006), khu du lịch Saigontourist (2005). Đầu tư nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hoá-sinh thái đặc thù theo hướng phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng công viên, vườn tượng, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động (2004-2006).
    Phát triển du lịch đem lại nguồn thu ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập của người dân thành phố. Mặt trái của vấn đề, do việc phát triển chưa theo đúng qui hoạch, điển hình phát triển du lịch dọc ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường ven biển Thuận Phước, khu du lịch Bắc tượng đài 2-9, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghỉ dưỡng sinh thái Bà Nà làm giảm đi độ che phủ của cây xanh ảnh hưởng đến môi trường và phòng chống bão lũ cũng như giảm sút sự đa dạng sinh vật.
    Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động chặt phá rừng, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, sân gôn, bãi đỗ xe, các cơ sở du lịch một cách ồ ạt, không đúng qui hoạch. Thị trường quà lưu niệm, nhu cầu ăn uống kích thích việc khai thác quá mức các nguồn lợi biển (sò, đồi mồi, san hô, cá), các loại quí hiếm, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển và suy giảm đa dạng sinh học (cụ thể khu du lịch Non Nước, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghĩ dưỡng Bà Nà).
    3.2 Ô nhiễm từ vận tải biển, sự cố tràn dầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...