Tiểu Luận Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam ______________3
    1. Giới thiệu ______________________________________________________3
    2. Các kịch bản của mô hình_________________________________________6
    2.1. Tình huống tham chiếu _________________________________________7
    2.2. Kịch bản mô phỏng ____________________________________________7
    2.2.1 Các giả thiết_______________________________________________8
    2.2.2. Các cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO____________9
    3. Kết quả mô phỏng và phân tích ___________________________________14
    3.1. Việt Nam gia nhập WTO tác động đến kinh tế thế giới ________________14
    3.2. Biến động của một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam ________________15
    3.2.1. Tác động đến phúc lợi _____________________________________15
    Nguồn: MIRAGE_______________________________________________16
    3.2.2. Tác động đến tăng GDP và xuất nhập khẩu_____________________16
    3.2.3. Tác động đến ngân sách và tỷ giá thương mại __________________17
    3.2.4. Tác động đến luồng và cơ cấu xuất nhập khẩu __________________18
    3.2.5. Tác động đến cơ cấu sản xuất _______________________________23
    3.2.6. Việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động ______________________24
    4. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo____________________________24
    Tài liệu tham khảo:_______________________________________________26
    3/27
    Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam
    Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE)
    1. Giới thiệu
    Sau 12 năm nỗ lực liên tục, cuối cùng Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
    của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Trong 12 năm qua,
    Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong việc thực hiện cải cách và tự do hóa nền kinh tế dù
    chưa phải là thành viên của WTO. Vào cuối những năm 80s, Việt Nam rơi vào khủng hoảng
    trầm trọng với tỷ lệ lạm phát ba con số (khoảng 730% năm 1986), ngân sách thâm hụt khổng
    lồ, phải nhập siêu lương thực triền miên (khoảng 1 triệu tấn/năm) và khoảng 58,3% dân số
    sống trong nghèo đói (theo chuẩn quốc tế).
    Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế và xã hội và tự tự do hoá
    mạnh mẽ lĩnh vực thương mại với các nước trên thế giới. Sau 15 năm, quy mô GDP của Việt
    Nam đã tăng 2,7 lần từ mức 15 tỷ đô la Mỹ năm 1990 lên 41 tỷ đô la Mỹ năm 2004 với tốc độ
    tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người cũng đã tăng 2,2
    lần từ khoảng 227 USD/người lên khoảng 502 US/người trong thời gian nói trên. Năm 2006,
    theo công bố của Ngân hàng thế giới, quy mô GDP Việt Nam là 60,8 tỷ USD, đứng thứ 57
    trong số 183 nền kinh tế.1 Từ mức siêu lạm phát, lạm phát đã giảm mạnh và hiện đã được
    kiểm soát. Quá trình mở cửa, hội nhập cũng đã cho thấy sản phẩm Việt Nam có thể cạnh
    tranh và tìm được chỗ đứng ở nhiều thị trường trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
    Nam đã tăng gần 40 lần sau 20 năm, từ 789 triệu USD lên 32, 4 tỷ USD, chiếm 54%GDP
    năm 2005, bình quân tăng trưởng 21,2%/năm. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đã tăng
    15 lần, từ 18,1 USD/người lên 274 USD/người. Một số mặt hàng (như dầu thô, điện tử và
    linh kiện điện tử, hàng may mặc, giày dép, thủy sản, gạo và sản phẩm gỗ) đã có kim ngạch
    xuất khẩu vượt 1 tỷ USD, chiếm hơn 2/3 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hóa Việt
    Nam đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ
    (18%), EU (17%) và ASEAN (16,8%). Kim ngạch nhập khẩu cũng đã tăng 16 lần, từ 2,1 tỷ
    USD năm 1986 lên 37 tỷ USD năm 2005, tăng trưởng với tốc độ bình quân 16,1%/năm.2
    Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất, bình quân chiếm gần 90% tổng
    kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 1986-2005, trong đó nhập máy móc thiết bị chiếm gần
    30%, nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm gần 60%. Việt Nam chủ yếu nhập hàng có xuất xứ từ
    ASEAN 5, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...