Thạc Sĩ Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức đối với người dân ở huyện Tân Yên - tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    5. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
    DỰ ÁN . 6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.1.1. Trên thế giới . 6
    1.1.2 . Tại Việt Nam . 7
    1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động dự án 11
    1.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá tác động 11
    1.2.2. Một số khái niệm về dự án . 12
    1.2.3. Đánh giá dự án 13
    1.2.4. Nội dung đánh giá tác động 13
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá tác động dự án. 14
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 15
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 15
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 15
    2.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 16
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án 17
    2.3.1. Chỉ tiêu đánh tác động về kinh tế . 17
    2.3.2. Chỉ tiêu đánh tác động xã hội . 19
    Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VIỆT
    ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN Ở HUYỆN TIÊN YÊN - TỈNH
    QUẢNG NINH 20
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội . 20
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 25
    3.2. Khái quát dự án trồng rừng Việt Đức 30
    3.2.1. Bối cảnh ra đời của dự án . 30
    3.2.2. Mô tả tóm lược Dự án giai đoạn 2002-2008 31
    3.3. Quá trình thực hiện dự án 34
    3.3.1. Các bước tiến hành thực hiện dự án . 34
    3.3.2. Lập kế hoạch trồng rừng của dự án 34
    3.3.3. Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ . 39
    3.3.4. Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng 41
    3.3.5. Kết quả trồng, KNXTTS rừng 43
    3.3.6. Lập và quản lý tài khoản tiền gửi cho các hộ trồng rừng DA 44
    3.3.7. Thành lập tổ chức cấp thôn bản 45
    3.3.8. Công tác giám sát đánh giá . 46
    3.3.9. Những thành công 47
    3.3.10. Những tồn tại và nguyên nhân . 50
    3.4. Tác động của dự án đến sự phát triển kinh tế của người dân 52
    3.4.1. Tác động của dự án đến cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình tham gia
    dự án . 55
    3.4.2. Tác động của dự án đến cơ cấu chi phí và đầu tư cho sản xuất của các hộ
    gia đình tham gia dự án 57
    3.4.3. Tác động đến cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ . 59
    3.4.4. Tác động của dự án đến các chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ 60
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp động 62
    3.4.6. Tác động của mô hình tài khoản tiền gửi . 63
    3.5. Đánh giá tác động đến xã hội của dự án 64
    3.5.1. Yếu tố, mức độ tham gia của người dân 65
    3.5.2. Tác động đến cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ và tạo việc làm 67
    3.5.3. Tác động của dự án đối với sự bình đẳng về giới, trong các hoạt động
    sản xuất và đời sống . 68
    3.5.4. Tác động tới nhận thức của cộng đồng về kinh doanh rừng bền vững 69
    3.6. Kết quả đạt được, tồn tại và khó khăn . 71
    3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dự án 71
    3.6.2. Bài học kinh nghiệm . 72
    Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY KẾT QUẢ DỰ ÁN CHO GIAI
    ĐOẠN 2015-2020 . 76
    4.1. Mục tiêu của dự án trồng rừng giai đoạn 2015-2020 76
    4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các kết quả của dự án trồng rừng
    giai đoạn 2015-2020 . 76
    4.2.1. Xây dựng và triển khai một dự án hỗ trợ kỹ thuật . 77
    4.2.2. Thực hiện tốt công tác tổ chức, phổ cập tuyên truyền và giám sát
    chất lượng 77
    4.2.3. Xây dựng mô hình tổ chức cấp thôn 78
    4.2.4. Lồng ghép, tăng cường thu hút vốn với các chương trình, dự án khác tại
    địa phương 78
    4.2.5. Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương . 79
    4.2.6. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại . 81
    4.3. Đề xuất, kiến nghị 82
    KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    PHỤ LỤC . 88
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
    BQL : Ban quản lý
    BQLDA : Ban quản lý dự án
    BQLRTB : Ban quản lý rừng thôn bản
    CHLB : Cộng hòa liên bang
    CKKD : Chu trình kinh doanh
    CTV : Cộng tác viên
    DA : Dự án
    FSSP : Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp
    GEF : Quỹ môi trường toàn cầu
    GTSX : Giá trị sản xuất
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HGĐ : Hộ gia đình
    JBIC : Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản
    JICA : Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
    KfW : Ngân hàng Tái thiết Đức
    KNTS : Khoanh nuôi tái sinh
    KNXTTS : Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
    NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    PAM : Chương trình Lương thực thế giới
    PRA : Phương pháp đánh giá có sự tham gia
    QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
    TGCN : Tiền gửi cá nhân
    TKCN : Tài khoản cá nhân
    TKTG : Tài khoản tiền gửi
    TKTGCN : Tài khoản tiền gửi cá nhân
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    WB : Ngân hàng thế giới
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của các tháng trong năm 22
    Bảng 3.2: Dự kiến kế hoạch Dự án KFW3 tại Bắc Giang và Quảng Ninh 33
    Bảng 3.3: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất các xã tham gia dự án tại huyện Tiên
    Yên giai đoạn 2002 - 2008 36
    Bảng 3.4: Tổng hợp diện tích điều tra lập địa tại vùng dự án 3 xã huyện Tiên Yên 37
    Bảng 3.5: Cơ cấu loài cây trồng của các nhóm dạng lập địa theo thứ tự ưu tiên
    cho vùng dự án Trồng rừng Việt Đức huyện Tiên Yên . 38
    Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả thiết kế đo đạc diện tích thiết lập rừng huyện Tiên
    Yên từ 2002 - 2008 39
    Bảng 3.7: Tổng hợp các hoạt động dịch vụ phổ cập của dự án trồng rừng Việt
    Đức ở huyện Tiên Yên Quảng Ninh 40
    Bảng 3.8: Tổng hợp cung cấp cây con trồng rừng dự án huyện Tiên Yên . 42
    Bảng 3.9: Thống kê lượng phân bón cung cấp cho trồng rừng từ 2002-2008 43
    Bảng 3.10: Kết quả trồng rừng của dự án tại 3 xã huyện Tiên Yên từ năm
    2002-2008 . 44
    Bảng 3.11: Thống kê TKTGCN của các hộ tham gia dự án huyện Tiên Yên từ
    năm 2002-2008 45
    Bảng 3.12: Tổng hợp vốn đầu tư trực tiếp từ dự án đến hộ gia đình 54
    Bảng 3.13: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau dự án . 55
    Bảng 3.14. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án 56
    Bảng 3.15: Cơ cấu chi của các hộ gia đình trước và sau dự án 58
    Bảng 3.16: Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ được phỏng vấn 59
    Bảng 3.17: Tiêu chí phân loại kinh tế hộ của xã Phong Dụ trước và sau dự án . 60
    Bảng 3.18. Số lượng hộ gia đình phân theo loại kinh tế hộ tại thôn Khe Xóm xã
    Phong Dụ vào các thời điểm 61
    Bảng 3.19: Thống kê số hộ tham gia trồng rừng dự án . 65
    Bảng 3.20: Tổng hợp số người và tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động do dự
    án tổ chức 66
    Bảng 3.21: Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân trong năm . 67
    Bảng 3.22: Tổng hợp các vụ cháy rừng và vi phạm luật BVR . 70
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC HÌNH

    Hình 3.1: Bảng đồ vũ nhiệt Gaussea-Walter huyện Tiên Yên 22
    Hình 3.2: Sơ đồ các bước xây dựng kế hoạch, thực hiện Dự án Trồng rừng 34
    Hình 3.3: Biểu đồ thu nhập bình quân các nhóm hộ gia đình trước và sau DA . 55
    Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu các nguồn thu nhập của các nhóm hộ gia đình trước và
    sau dự án 57
    Hình 3.5: Cơ cấu chi của các nhóm hộ gia đình trước và sau dự án . 59
    Hình 3.6: Cơ cấu sử dụng đất canh tác bình quân của các hộ được phỏng vấn 59
    Hình 3.7: Số lượng hộ gia đình phân theo loại kinh tế hộ 62
    Hình 3.8: Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân trong năm . 67
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một quốc gia có chiều ngang hẹp, chiều dài chạy dọc theo bờ
    Biển Đông trên 3.000 km, chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình
    dốc, bị chia cắt nhiều và có hệ thống sông suối ngắn và dốc. Hiện nay ước tính có
    khoảng 25 triệu người sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có 12
    triệu đồng bào dân tộc thiểu số cuộc sống còn nghèo khó, phụ thuộc vào rừng . Vì
    vậy, rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và bảo
    vệ sự bền vững về môi trường. Rừng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho nền kinh tế
    quốc dân, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của lũ tụt, bão, chống
    sói mòn, chống sạt lở đất, chống bồi tụ lòng hồ, cung cấp nước cho sản xuất và đời
    sống, bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ nguồn gen, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
    Rừng có vai trò sống còn đối với khí hậu của trái đất trong việc hấp thụ và lưu giữ
    cacbon, một nguồn phát thải chính làm trái đất nóng lên.
    Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, sự ủng
    hộ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế và người dân, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã có
    tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện, với mức tăng trưởng giá trị sản
    xuất hàng năm đạt 4%, độ che phủ rừng năm 2009 đạt 39,1%, giá trị xuất khẩu ngành
    lâm nghiệp năm 2010 đạt 3,2 tỷ USD. Nhằm chống lại tình trạng thoái hóa rừng, khôi
    phục lại nguồn tài nguyên xanh cho đất nước, Chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến
    lược tăng nhanh diện tích rừng bằng những chính sách và biện pháp quyết liệt. Nhằm
    đưa độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2015 và 47% vào năm 2020. Dự án
    “Trồng mới 5 triệu ha rừng” được thực hiện với quy mô đầu tư tài chính lớn đi đôi
    với việc phát triển khoa học công nghệ đã và đang đưa độ che phủ tăng nhanh. Bên
    cạnh sự phát huy nội lực, Chính phủ cũng đã thu hút các nhà tài trợ quốc tế cùng nỗ
    lực hỗ trợ Việt Nam cả về tài chính lẫn kỹ thuật trong công cuộc khôi phục rừng.
    Nhiều Dự án phục hồi rừng đã và đang được thực hiện trong vài thập kỷ qua với
    nguồn vốn của Chính phủ và các nhà tài trợ Quốc tế như: 327, 661, PAM (Chương
    trình Lương thực thế giới), ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), WB (Ngân hàng thế
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    giới), KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức), GEF (Quỹ môi trường toàn cầu), JBIC (Ngân
    hàng Quốc tế Nhật Bản), JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)
    Tiên Yên là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên rừng có tính
    đa dạng sinh học cao. Độ che phủ của rừng đến năm 1997 là 32%, với chủ yếu là
    diện tích rừng tự nhiên được phân bố về phía Tây Bắc. Tuy nhiên, độ che phủ của
    rừng ở một số xã vùng núi còn lại rất thấp, có xã chỉ còn lại 15 - 20 %. Đời sống
    của hầu hết nhân dân thuộc các xã vùng núi hết sức khó khăn. Thu nhập chủ yếu là
    từ khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ, thậm chí có nơi nguồn thu nhập chính là từ khai
    thác gỗ trái phép trong rừng tự nhiên. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho diện
    tích rừng bị suy giảm hoặc làm giảm khả năng tự phục hồi của rừng.
    Nhằm nâng cao độ che phủ của rừng và góp phần cải thiện môi trường, nâng
    cao mức sống cho nhân dân ở miền núi, giảm sức ép mang tính tiêu cực của người
    dân sống gần rừng đối với rừng tự nhiên, những năm qua huyện Tiên Yên tỉnh
    Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp từ nhiều
    chương trình dự án của quốc gia như 327, 661 và các dự án quốc tế như dự án
    PAM, dự án trồng Rừng Việt Đức .
    Một trong các dự án triển khai tại huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh được
    đánh giá là có hiệu quả đó là: Dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Bắc Giang và Quảng
    Ninh” do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ không hoàn lại.
    Dự án được triển khai tại huyện Tiên Yên từ 2002- 2008 và gồm 3 xã được
    lựa chọn tham gia: Xã Hà Lâu, Phong Dụ và Đại Dực.
    Mục tiêu của dự án Nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng
    thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,
    điều hoà nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều
    hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.
    Để làm rõ kết quả thực hiện dự án từ 2002-2008, đánh giá mức độ tác động
    về kinh tế, xã hội của dự án trồng rừng Việt Đức đối với người dân ở huyện Tiên
    Yên, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án,
    làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất đối với các dự án trồng rừng trong thời gian tới,
    tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt
    Đức đối với người dân ở huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh”.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Trên cơ sở đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức tại vùng thực
    hiện dự án tới người dân ở huyện Tiên Yên, để đề xuất các giải pháp nhằm duy trì,
    phát triển các kết quả của dự án trồng rừng trong thời gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về đánh giá tác động
    về kinh tế và xã hội của dự án.
    - Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án trồng rừng Việt Đức ở
    huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
    - Phân tích một số tác động về kinh tế, xã hội đối với người dân trên địa bàn
    nghiên cứu.
    - Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả của dự án trồng
    rừng trong giai đoạn 2015-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Dự án trồng rừng Việt Đức, các bên có liên quan và hộ gia đình tham gia dự
    án trên địa bàn huyện Tiên Yên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.2.1. Phạm vi về nội dung
    Đánh giá hiệu quả và một số tác động chủ yếu của dự án đối với người dân ở
    huyện Tiên Yên về kinh tế, xã hội trong giới hạn một số chỉ tiêu chính phù hợp với
    thời gian và nội dung luận văn cao học cụ thể:
    + Đánh giá kết quả thực hiện dự án trồng rừng Việt Đức ở huyện Tiên Yên, tỉnh
    Quảng Ninh giai đoạn 2002 đến 2008 về các chỉ tiêu: Lập kế hoạch trồng rừng của dự
    án, hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ, cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng, kết
    quả trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, lập và quản lý tài khoản tiền gửi cho các
    hộ trồng rừng dự án, thành lập tổ chức cấp thôn bản, công tác giám sát đánh giá.
    + Đánh giá tác động của dự án đối với người dân ở huyện Tiên Yên về kinh
    tế, xã hội.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    a. Về kinh tế:
    - Nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong sản xuất, cơ cấu thu
    nhập và chi phí hộ gia đình.
    - Nghiên cứu về sự thay đổi loại kinh tế hộ và các tiêu chí phân loại kinh tế hộ.
    - Tác động của mô hình tài khoản tiền gửi.
    - Tác động của dự án đối với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
    b. Về xã hội:
    - Nghiên cứu nhận thức của người dân thông qua mức độ tham gia của người
    dân đối với quá trình thực hiện dự án.
    - Nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp bền vững.
    - Tạo việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội.
    - Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của dự án đến một số vấn đề khác của xã
    hội: Sự ảnh hưởng của dự án đến vai trò của người phụ nữ trong việc bình đẳng
    giới, nhận thức của cộng đồng về phát triển rừng bền vững .
    + Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả của dự án trồng
    rừng trong giai đoạn 2015-2020.
    3.2.2. Phạm vi về không gian
    Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của dự án trồng rừng Việt - Đức tại
    các xã: Hà Lâu, Phong Dụ, Đại Dực huyện Tiên Yên.
    3.2.3. Phạm vi về thời gian
    Giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2002 đến năm 2008.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    4.2.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề về
    tác động của dự án đối với phát triển kinh tế, xã hội nói chung, với người dân nói
    riêng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án đầu tư nước ngoài triển khai
    tại Quảng Ninh.
    4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận văn đánh giá tình hình thực trạng các hoạt động của dự án trồng rừng
    Việt Đức tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2002 đến 2008, chỉ ra những
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát
    triển các kết quả của dự án trồng rừng trong giai đoạn 2015-2020.
    5. Kết cấu của luận văn
    Khi đi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động dự án trồng rừng Việt Đức đối
    với người dân ở huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh” ngoài phần mở đầu và kết
    luận, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá tác động của dự án.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức đối với người
    dân ở huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 4: Các giải pháp phát huy kết quả dự án cho giai đoạn 2015-2020.
     
Đang tải...