Luận Văn đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi hồ Ia Mlah ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và th

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.Tính cấp thiết đề tài 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu đề tài 2
    1.2.1. Mục đích 2
    1.2.2. Yêu cầu 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Các vấn đề chung 3
    2.1.1. Khái niệm cơ bản 3
    2.1.2. Vai trò của công trình thủy lợi đối với sự phát triển nông nghiệp, dân sinh và kinh tế xã hội 3
    2.1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi 7
    2.2. Cơ sỡ thực tiễn của việc xây dựng công trình thủy lợi 8
    2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của các nước trên thế giới 8
    2.2.2. Lịch sử xây dựng, phát triển và thành tựu thủy lợi ở Việt Nam 9
    2.2.2.1. Lịch sử xây dựng và phát triển ngành thủy lợi 9
    2.2.2.2. Các vấn đề về xây dựng quản lý CTTL và những thành tựu cơ bản của ngành thuỷ lợi từ khi thành lập nghành thủy lợi Việt Nam 12
    2.2.2.2.1. Các vấn đề về xây dựng và quản lý CTTL hiện nay 12
    2.2.2.2.2. Những thành tựu cơ bản của ngành thuỷ lợi từ khi thành lập nghành thủy lợi Việt Nam 14
    2.3. Tác động của việc xây dựng công trình thủy lợi hồ Ia Mlah đến kinh tế - xã hội và môi trường 18
    PHẦN 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu 20
    3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
    3.2.2. Phạm vi nghiên cứu 20
    3.3. Nội dung nghiên cứu 20
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
    4.1. Điều kiện tự nhiên 22
    4.1.1. Vị trí địa lý 22
    4.1.2. Địa hình, địa mạo 23
    4.1.3. Khí hậu 23
    4.1.4. Thuỷ văn 23
    4.1.5. Các nguồn tài nguyên 24
    4.1.5.1. Tài nguyên đất 24
    4.1.5.2. Tài nguyên nước 25
    4.1.5.3. Tài nguyên nhân văn 25
    4.1.5.4. Tài nguyên rừng 26
    4.1.6. Thực trạng môi trường 26
    4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 27
    4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế 27
    4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 27
    4.2.2.1. Nông nghiệp 27
    4.2.2.2. Công nghiệp 29
    4.2.2.3. Dịch vụ 29
    4.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 29
    4.2.3.1. Dân số 29
    4.2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập 30
    4.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 30
    4.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
    4.2.5.1. Giao thông 31
    4.2.5.2. Thủy lợi 32
    4.2.5.3. Giáo dục - Đào tạo 32
    4.2.5.4. Y tế 32
    4.2.5.5. Văn hóa - Thể dục thể thao 33
    4.2.5.6. Năng lượng - Bưu chính viễn thông 33
    4.2.6. An ninh, trật tự xã hội 34
    4.3. Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội và môi trường 34
    4.3.1. Điều kiện tự nhiên 34
    4.3.1.1. Thuận lợi 34
    4.3.1.2. Hạn chế 35
    4.3.2. Kinh tế xã hội 35
    4.3.2.1. Thuận lợi 35
    4.3.2.2. Khó khăn 35
    4.3.3. Áp lực đối với việc sử dụng đất 36
    4.4. Tình hình sử dụng đất của xã Ia Mlah 37
    4.4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Ia Mlah năm 2012 37
    4.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Ia Mlah 38
    4.5. Tổng quan về dự án hồ thủy lợi Ia Mlah 41
    4.5.1. Mục tiêu của dự án 41
    4.5.2. Các hoạt động và kết quả 41
    4.5.2.1. Các hoạt động 41
    4.5.2.2. Kết quả 42
    4.5.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án 43
    4.5.3.1. Thuận lợi 43
    4.5.3.2. Khó khăn 43
    4.6. Đánh giá tác động của dự án thủy lợi hồ Ia Mlah đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập các hộ được điều tra 44
    4.6.1. Thông tin cơ sở về các hộ được điều tra 44
    4.6.2. Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi hồ Ia Mlah đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của các hộ được điều tra 46
    4.6.2.1 Nhóm đối tượng 1 46
    4.6.2.2. Nhóm đối tượng 2 51
    4.6.3. Tác động về xã hội 55
    4.6.4. Tác động về môi trường 59
    4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội 60
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    5.1. Kết luận 64
    5.2. Kiến nghị 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
    PHỤ LỤC


    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết đề tài

    Nông nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như an ninh xã hội của đất nước. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người mà còn cung cấp các nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, rất quan trọng phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Mặt khác sản xuất nông nghiệp chiếm đại đa số về diện tích đất đai và số dân, đó là nơi giải quyết việc làm cũng như cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác. Đặc biệt đối với nước ta với 70% dân số sống ở nông thôn, trên 65% số dân làm nông nghiệp thì vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn là rất quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nền kinh tế phát triển, trật tự an ninh xã hội được ổn định. Nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta có đặc điểm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Từ kinh nghiệm trồng lúa nước ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm rất quý báu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt, nước giúp cho cây trồng phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Nhưng nước cũng là một loại thiên địch rất đáng sợ, nó có thể nhấn chìm hay cuốn đi tất cả những gì mà người nông dân phải một nắng hai sương mới có được. Vì vậy các công trình thuỷ lợi không chỉ cung cấp nước tưới mà còn có vai trò tiêu nước mỗi khi lụt lội để đảm bảo điều hoà nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp nên trong những năm qua Nhà nước ta đã cấp vốn ngân sách cho các tỉnh, các địa phương xây dựng các công trình đê, kè, hồ chứa, cống, đập giúp cho ngành nông nghiệp sản xuất có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày càng kém xa so với các ngành kinh tế khác thể hiện qua giá trị sản xuất ra rất thấp, sản xuất dễ gặp rủi ro dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập và mức sống của người nông dân thấp hơn các tầng lớp khác trong xã hội. Vì vậy việc đầu tư các công trình thuỷ lợi một mặt thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, mặt khác đó là một trong những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho quá trình CNH- HĐH. Đặc biệt trong điều kiện gia nhập WTO như hiện nay thì đầu tư cho thuỷ lợi là một trong những chính sách thuộc chính sách hộp xanh cho phép hỗ trợ nông nghiệp phát triển nên ta phải tăng cường đầu tư để nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.
    Ia Mlah là xã thuộc huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai có hồ chứa Ia Mlah nằm trên lưu vực sông Ia Mlah từ xã Ia Mlah đến xã Phú Cần ( nơi sông Ia Mlah nhập vào sông Ba). Huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất lớn, do đó việc xây dựng công trình thủy lợi hồ Ia Mlah có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp toàn huyện nói chung và cho xã Ia Mlah nói riêng. Công trình thủy lợi hồ Ia Mlah là công trình thủy lợi cấp 3 được khởi công xây dựng vào năm 2005, hiện tại các kênh mương chính và kênh cấp 1 đã hoàn thành nhưng ruộng rẫy của dân ở hai bên các tuyến kênh thì vẫn đang khô khát. Nguyên nhân là do các tuyến kênh cấp II, cấp III và kênh nội đồng thi công ì ạch ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự phân công của khoa TNĐ&MTNN trường Đại học Nông Lâm Huế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề tài đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi hồ Ia Mlah ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và thu nhập người dân ở xã Ia Mlah - Huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai”
    1.2. Mục đích, yêu cầu đề tài
    1.2.1. Mục đích
    Đánh giá tác động của dự án thủy lợi Ia Mlah đến tình hình sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dự án.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
    - Nắm được tình hình sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu trước và sau khi có dự án.
    - Phân tích, đánh giá tác động của dự án thủy lợi hồ Ia Mlah đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân tại địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại của dự án thủy lợi hồ Ia Mlah.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...