Tài liệu Đánh giá tác động của Chính sách bình ổn giá đối với thị trường thép xây dựng tại Việt Nam - tiểu lu

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển của loài người. Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu của thép trở nên vững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo hình của thép. Hơn nữa, thép cũng là nguyên vật liệu chính cho các ngành công nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người.
    Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đã dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép. Với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, phát triển ngành thép để đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác, của ngành xây dựng và tăng cường xuất khẩu.
    Vai trò của thép ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó Nhà nước đã thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào cung cầu để bình ổn giá thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thép, của người tiêu dùng, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển kinh - tế xã hội.
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kinh tế vi mô, tiểu luận “Đánh giá tác động của Chính sách bình ổn giá đối với thị trường thép xây dựng tại Việt Nam” sẽ làm rõ các tác động của chính sách bình ổn giá tới cung, cầu, giá cả và hiệu quả thị trường qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện bình ổn giá thép xây dựng.

    Cấu trúc của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 3 chương, 14 tiết.
    Mặc dù đã nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được góp ý bổ sung và hoàn thiện từ các học viên và thầy cô. Trong quá trình nghiên cứu Kinh tế vi mô, tôi đã nhận được nhiều kiến thức quý báu giảng dạy từ giảng viên TS Hạ Thị Thiều Giao, tôi xin chân thành cảm ơn Cô và Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...