Luận Văn Đánh giá tác động của các chương trình 134 – 135 trong công tác giảm nghèo ở Thị xã Hà Tiên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN DẪN NHẬP


    I/ BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
    Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất, và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi giảm nghèo là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Từ những giá trị ấy mà Khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thuộc Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hướng dẫn sinh viên của Khoa đi thực tập thực tế để có dịp cọ sát thực tế từ đó có sự đối chiếu giữa kiến thức ở trường lớp (lý thuyết) với thực tiển xã hội, đồng thời còn cho sinh viên có kinh nghiệm sau này khi ra trường, có cái nhìn cuộc sống được thực tế hơn.
    Qua chuyến thực tập thực tế tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của các chương trình 134 – 135 trong công tác giảm nghèo ở Thị xã Hà Tiên” làm đề tài báo cáo khoa học.
    II/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1-Vấn đề nghiên cứu:
    Đề tài này sẽ nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi trong quan hệ xã hội, phong tục tập quán của các dân tộc và mức thu nhập của những hộ dân trong vùng Hà Tiên. Đối tượng tiến hành khảo sát là những hộ nghèo, đồng bào dân tộc và các phong tục tập quán của người khmer tại thị xã Hà Tiên – Tỉnh Kiên Giang.
    2-Phạm vi nghiên cứu:
    Do thời gian tiến hành khảo sát nghiên cứu thực tế hạn chế, nên đoàn chỉ nghiên cứu giới hạn ở Phường Pháo Đài, Thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang.
    III/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Nhằm tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là đồng bào người dân tộc đang lao động, sinh sống tại Phường Pháo Đài- Thị Xã Hà Tiên cũng như những chính sách hỗ trợ của đảng, chính quyền đối với những gia đình, đồng bào dân người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá,
    Tùy từng nhóm, đối tượng khác nhau chúng tôi đưa ra những mục tiêu cần thu thập thông tin khác nhau và cũng đã thu thập nhưng thông tin cần thiết cho chuyến thực tập này. Đó là các vị lãnh đạo của UBND xã, nhân dân là người dân tộc và người Kinh , trưởng khu phố, trung niên, nam nữ,
    Ngoài ra, nhằm nắm bắt những yếu tố khách quan và chủ quan của việc thay đổi phong tục tập quán của các dân tộc tại Phường Pháo Đài – Thị xã Hà Tiên, qua đó nêu rõ chứng kiến của bản thân về những thay đổi trong từng thời đại.
    Đúc kết cho bản thân những kiến thức bổ ích về các tập tục, lễ giáo, truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, ta đưa ra được các nghiên cứu cụ thể như sau:
    + Nghiên cứu lý thuyết: bao gồm các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ chương trình 134 – 135 trong công tác giảm nghèo ở Phường Pháo Đài - Thị xã Hà Tiên.
    IV/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1- Cơ sở lý luận:
    a) Khách thể nghiên cứu:
    Khi nói đến văn hoá truyền thống của người Kiên Giang, người ta thường nói đến những nét bản sắc rất riêng người dân tộc miền xuôi, dân tộc Khmer, vì tại vùng đất thiên này các lễ hội cũng như kiến trúc của nguời Kh’mer được thể hiện rất rõ nét. Đồng thời lối sống sinh hoạt người Kh’mer tại Kiên Giang còn được xem là nơi bảo tồn nét văn hoá riêng của tộc người chân chất, thật thà và đầy lòng thương yêu.Trong đó, cộng đồng dân tộc Kinh và dân tộc Hoa ở địa bàn này cũng hoà nhập vào lối sống, văn hoá, phong tục người Khmer. Chính vì thế đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người nghèo Khmer ở Phường Pháo Đài – Thị xã Hà Tiên
    b) Nội dung nghiên cứu:
    Những vấn đề làm ăn sinh sống của người dân, chuyện mưu sinh lập nghiệp của thanh niên, những chính sách hỗ trợ của nhà nước, ngoài ra chú ý những phong tục tập quán của người dân tộc Khmer có ảnh hưởng ra sao khi sống chung một cộng đồng.

    c) Cách tiếp cận:
    Hướng tiếp cận của đề tài là tiếp cận giới, đối tượng trực tiếp lao động kiếm tiền và các loại tiếp cận khác
    d) Ý nghĩa thực tiễn:
    Qua đợt thực tập này giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế và làm quen các kỹ năng của phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Đồng thời với việc nghiên cứu này sẽ góp phần nào trong việc tìm ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn của người dân còn đang vướn mắc chưa tìm hướng đi của mình, những tác động qua lại giữa người dân, người dân tộc với chính quyền và ngược lại. Cũng qua chuyến thực tập này cũng giúp cho các bạn sinh viên khoa Xã hội học ở khoá sau, những ai quan tâm đến vấn đề về phong tục tập quán của người Khmer và những thay đổi trong quan hệ xã hội của người dân tại Phường Pháo Đài – Thị xã Hà TiênTỉnh - Kiên Giang thì có được tài liệu nghiên cứu ở mức ban đầu.
    2- Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu, sử dụng 2 phương pháp phổ biến trong xã hội học là Phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
    Phương pháp cụ thể trong nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin sẵn có (thu thập từ cơ quan UBND; qua các báo cáo, websize của Thị xã Hà Tiên - Tinh Kiên Giang); Phương pháp chọn mẫu (Đây là phương pháp chọn mẫu xác xuất, chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách liên hệ với các thôn trưởng, UBND); sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, mã hóa, phân tích các dữ liệu định lượng; đồng thời cũng sử dụng những biên bản phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm .
    Các lý thuyết được sự dụng để nghiên cứu là lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...