Báo Cáo Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế
    giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải
    quan tâm và tìm cách giải quyết.Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ
    không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
    Đại Hội VII của Đảng đã xác định xoá đói giảm nghèo là một trong `những
    chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đồng thời
    việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới
    đạt được hiệu quả. Những chính sách mà nhà nước đưa ra không những góp phần
    xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần phát triển các ngành kinh tế, cải thiện đời
    sống người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển
    sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ
    cấp thiết hơn bao giờ hết và những chính sách của nhà nước càng có ý nghĩa nhiều
    hơn nữa đối với công tác giảm nghèo.
    Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những công tác
    giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Nhưng hiệu quả của công tác
    xóa đói giảm nghèo ở nước ta như thế nào? Tác động của nó ra sao? Để trả lời
    những câu hỏi trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
    tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm
    nghèo ở Việt Nam.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các chính sách xóa đói giảm
    nghèo.
    - Đánh giá, tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo.
    - Rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các ý kiến để hoàn thiện các chính
    sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối với đề tài này thì đối tượng cần nghiên cứu là các chính sách xóa đói
    giảm nghèo trong nông thôn và các tác động của các chính sách đó.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên đất nước Việt
    Nam.
    - Thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2010 , ngoài ra còn
    tham khảo thêm thông tin giai đoan 2001-2005 và các giai đoạn trước
    Phần II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Phương pháp thu thập thông tin
    2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
    Các số liệu thứ cấp được thu thập ở các báo cáo, các công trình nghiên cứu
    đã công bố của các cá nhân, tổ chức liên quan.
    Tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang được
    triển khai qua các trang web, sách báo để thấy được các tác động của các chính
    sách đó.
    2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
    Tiến hành trao đổi thảo luận, thu thập ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và
    những người hiểu biết vấn đề liên quan.
    2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy những tác
    động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
    Phần III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    3.1 Cơ sở lý luận
    3.1.1 Các khái niệm cơ bản
    a. Khái niệm nghèo
    nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn
    những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình đọ
    phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
    Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo
    không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận
    dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...