Thạc Sĩ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực sông Lô.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH SÁCH CÁC HÌNH . 3
    DANH SÁCH CÁC BẢNG . 5
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 6
    A. MỞ ĐẦU . 7
    1. TÍNH CẤP THIẾT 7
    2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN 7
    3. CÁCH TIẾP CẬN 8
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    5. PHẠM VI THỰC HIỆN . 9
    B. NỘI DUNG LUẬN VĂN 10

    CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG LÔ . 10
    1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên . 10
    1.1.1. Vị trí địa lý 10
    1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo . 10
    1.1.3. Đặc điểm địa chất . 12
    1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật . 13
    1.1.5. Đặc điểm khí hậu 14
    1.1.6. Đặc điểm thủy văn, chế độ thủy văn . 18
    1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội . 21
    1.2.1. Đặc điểm dân cư – lao động . 21
    1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong lưu vực sông Lô . 22

    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO LƯU VỰC SÔNG LÔ 24
    2.1. Tổng quan về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam 24
    2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới 24
    2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 26
    2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam . 26
    2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô 27
    2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Lô 27
    2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô 29

    CHƯƠNG III: CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ . 39
    3.1. Mô hình thủy văn 39
    3.1.1. Khái quát về mô hình NAM 39
    3.1.2. Các thông số cơ bản của mô hình NAM . 40
    3.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả mô hình . 40
    3.1.4. Dữ liệu đầu vào 42
    3.1.5. Dữ liệu đầu ra của mô hình 43
    3.1.6. Phân chia lưu vực . 43
    3.1.7. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình . 43
    3.2. Mô hình thủy lực . 48
    3.2.1. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 48
    3.2.2. Yêu cầu số liệu đầu vào 51
    3.2.3. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực . 53
    3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực cho mùa lũ . 53
    3.3. Mô hình cân bằng nước . 55
    3.3.1. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN . 55
    3.3.2. Phân khu sử dụng nước 56
    3.3.3. Số liệu đầu vào mô hình . 56
    3.3.4. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình . 57

    CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ 61
    4.1. Tác động của BĐKH đến chế độ dòng chảy . 61
    4.1.1. Dòng chảy năm . 61
    4.1.2. Dòng chảy mùa . 62
    4.2. Tác động của BĐKH đến cân bằng nước hệ thống . 64
    4.2.1. Sự thay đổi nhu cầu sử dụng nước . 64
    4.2.2. Cân bằng nước hệ thống 65
    4.3. Tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ . 69
    4.3.1. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế 69
    4.3.2. Sự thay đổi của mực nước đỉnh lũ 71
    4.4. Tác động của BĐKH đến hạn hán . 72
    4.4.1. Phương pháp tính toán hạn hán . 73
    4.4.2. Tính toán hệ số Khạn cho giai đoạn 1980 – 1999 74
    4.4.3. Tính toán hệ số Khạn cho lưu vực sông Lô theo các kịch bản BĐKH . 77
    C. KẾT LUẬN 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC . 82

    A. MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT

    Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE, 2012), ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100.
    Từ số liệu quan trắc cho thấy, các thành phần của chu trình thủy văn đã có sự biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển; mưa thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường độ và cực trị mưa; độ ẩm đất và dòng chảy thay đổi.
    Tài nguyên nước bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu và do đó gây nên những hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), vào giữa thế kỷ 21, do biến đổi khí hậu nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô.
    Lưu vực sông Lô là lưu vực có nguồn tài nguyên nước dồi dào đã, đang và có thể phải hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội và đa dạng sinh học trên lưu vực. Do đó, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá định lượng, từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Nội dung của luận văn sẽ đề cập đến vấn đề: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông Lô”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...