Luận Văn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và đề xuất một số giải pháp thích

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích 2
    1.3. Yêu cầu 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Các vấn đề về đất đai 4
    2.1.1. Khái niệm đất đai, khái niệm đất nông nghiệp 4
    2.1.2. Vị trí, đặc điểm và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4
    2.1.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 6
    2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà 8
    2.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế 8
    2.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại thị xã Hương Trà 10
    2.3 Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà 11
    2.3.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu 11
    2.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam 12
    2.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 21
    2.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thị xã Hương Trà 23
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 24
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 24
    3.3. Nội dung nghiên cứu 24
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu 24
    3.4.2. Phương pháp chọn mẫu, chọn điểm 25
    3.4.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 25
    3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu 26
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 27
    4.1.1.Điều kiện tự nhiên 27
    4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 30
    4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 38
    4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2012 39
    4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã 39
    4.3. Những thay đổi của khí hậu ở xã Hương Phong trong vòng 20 năm trở lại đây ( 1992 – 2012) 47
    4.3.1. Thay đổi về nhiệt độ 47
    4.3.2. Thay đổi về lượng mưa 50
    4.3.4. Thay đổi về mực nước biển 54
    4.4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân xã Hương Phong 56
    4.4.1. Tác động do nhiệt độ tăng 56
    4.4.2. Tác động do mưa trái mùa với tần suất cao vào mùa hè 57
    4.4.3. Tác động do các hiện tượng bão, lũ thất thường 59
    4.4.4. Tác động do nước biển dâng 61
    4.5.2. Nuôi cá lồng 64
    4.5.3. Chuyển đổi một phần diện tích nuôi kém hiệu quả sang các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 65
    4.6.1. Giải pháp về giống 67
    4.6.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng vùng nuôi 68
    4.6.3. Giải pháp về môi trường 68
    4.6.4. Giải pháp về vốn 69
    4.6.5. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất 69
    4.6.6. Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa 70
    4.6.7. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật 70
    4.6.8. Giải pháp về chính sách 71
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
    5.1. Kết luận 72
    5.2. Kiến nghị 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có đường bờ biển dài 126km có nhiều thế mạnh trong phát trển kinh tế nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước trải dài trên 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc), là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh tồn của hàng nghìn loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao và là nguồn sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống trên sông nước và ven bờ với các hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản,
    Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven phá Tam Giang, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và chuyển hóa mạnh từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi với mật độ thấp sang nuôi công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi với mật độ cao diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên nhanh chóng từ các hoạt động khai hoang lấn phá, chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản Do nuôi trồng thủy sản là một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con tiến hành một cách ồ ạt, không theo quy hoạch.
    Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Theo các nhà khoa học, cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò ) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn làm dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nông nghiệp nhất là nuôi trồng thủy sản.
    Hương Phong là một xã nhỏ của thị xã Hương Trà nằm dọc theo vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích tự nhiên 1.570 ha và khoảng 10.000 dân sinh sống. Hai phần ba ranh giới của xã được bao quanh bởi sông Hương và phá Tam Giang nên tác động của các yếu tố thiên tai lên cuộc sống, hoạt động canh tác và nuôi trồng thủy sản là rất lớn, rất rõ ràng. Đời sống người dân địa phương chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản, những hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
    Với tổng diện tích mặt nước 668.9 ha xã có tiềm năng rất lớn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đây được xem như là ngành kinh tế chính theo kế hoạch và định hướng phát triển của xã. Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thủy sản chính và là một hoạt động sinh kế quan trọng mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất khi dịch bệnh xảy ra. Người dân địa phương đang phải đối mặt với những khó khăn do bệnh tôm gây nên, ô nhiễm nước, dụng cụ đánh bắt hủy diệt và giá cả không ổn định. Trong những năm 2005, 2007, 2009, 2010, 2011 nhiều hộ nuôi tôm thâm canh đã bị dịch bệnh và thua lỗ nặng do các yếu tố thời tiết, khí hậu thay đổi và thiên tai xảy ra thường xuyên. Nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung chịu tác đông rất lớn bởi các yếu tố môi trường nhất là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai, bão lũ,
    Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế, sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Xuân Hào, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và đề xuất một số giải pháp thích ứng ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục đích
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản.
    - Đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Hương Phong.
    - Đề xuất một số giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho đất nuôi trồng thủy sản tại xã Hương Phong.
    - Cũng cố các kiến thức đã được học.
    1.3. Yêu cầu
    - Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài đảm bảo độ chính xác và có độ tin cậy cao
    - Số lượng mẫu điều tra phải đủ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Thông tin trong mẫu phiếu phải rõ ràng, đầy đủ, đảm độ tin cậy và có tính khách quan, tính đại diện cao
    - Các loại hình sử dụng đất đề xuất phải có tính khoa học và tính thực tiễn
    - Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình của địa phương và phải có tính khả thi
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học
    Hiểu được thế nào là biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đất nuôi trồng thủy sản qua đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu cũng như đưa ra các giải pháp thích ứng.
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Đánh giá những tác động do biến đổi khí hậu gây ra đối với đất nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà.
    - Đưa ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho bà con ngư dân và phát triển kinh tế tại địa phương.
    - Mở rộng đánh giá và áp dụng các giải pháp thích ứng cho các vùng tương tự trong thị xã, trong tỉnh,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...