Luận Văn Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc-

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước.
    Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được cải
    thiện. Các nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng tăng theo, yêu cầu về cơ sở vật
    chất, hạ tầng cũng luôn được nâng cao. Tạo nên một số vấn đề nhất là suy thoái
    môi trường.
    Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng,
    vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều. Mặc dù môi trường chúng ta đang
    sống ngày càng bị suy thoái trầm trọng. Các kênh rạch trên địa bàn Thành phố
    hiện nay hầu hết đều ô nhiễm nặng nề. Theo kết quả quan trắc nửa đầu năm
    2004 của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chỉ số ô nhiễm tại các
    kênh rạch tăng đột biến, trong đó chỉ số ô nhiễm vi sinh cao gấp 100 lần so với
    năm 2003. Đây là dạng ô nhiễm rất quan trọng, gây hại trực tiếp đến con người
    và hệ động thực vật sống quanh nó. Nguyên nhân sinh ra ô nhiễm vi sinh chính là
    do tiếp nhận nguồn chất thải không được xử lý. Nguồn chất thải này rất đa dạng.
    Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá
    cao, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch trên địa bàn Thành phố đã và
    đang là sự quan tâm của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý. Một trong số đó là
    kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (NL-TN). Ngày nay, ít ai biết được kênh NL-TN từng
    một thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố. Người Pháp, ấn tượng trước vẻ
    đẹp và sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên “Arroyo de l’Avalanche-
    Kênh Tuyết đổ”. Trong quá trình phát triển của đô thị Sài Gòn-TP.Hồ Chí Minh,
    kênh NL-TN luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh quan của
    Thành phố. Tuy nhiên, hiện nay kênh NL-TN là nơi hứng chịu tất cả chất thải

    trên lưu vực của con người trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất công
    nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), hoạt động xây dựng, buôn bán gây ô
    nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
    của người dân. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số
    quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa hoàn thiện, cộng thêm ý
    thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, cũng như cơ chế, chính
    sách quản lý môi trường của Thành phố còn lỏng lẻo.
    Để góp phần bảo vệ nguồn nước kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chúng tôi tiến
    hành đề tài: “Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp
    nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè
    ” nhằm cung cấp cho các
    nhà quản lý một số các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    ¾ Nghiên cứu hiện trạng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
    ¾ Đánh giá các nguồn thải tác động lên chất lượng nước kênh.
    ¾ Xây dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm
    thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh.

    ?MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . . 2
    1.1. Đặt vấn đề . . 2
    1.2. Mục tiêu của đề tài . 3
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI
    -CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN LƯU VỰC KÊNH NL-TN . . 4
    2.1. Tổng quan về lưu vực kênh NL-TN . . 4
    2.1.1. Vị trí địa lý và lưu vực . . 4
    2.1.2. Phạm vi hành chính và quản lý hành chính trong lưu vực . . 4
    2.1.3. Vị trí, vai trò của tuyến kênh và lưu vực trong tổng thể Thành phố hiện
    nay . . 5
    2.2. Đặc điểm-điều kiện tự nhiên của tuyến kênh và lưu vực . . 7
    2.2.1. Đặc điểm khí hậu . 7
    2.2.2. Đặc điểm địa hình . 11
    2.2.3. Đặc điểm về địa chất công trình . . 12
    2.2.4. Đặc điểm thủy văn và sông rạch nguồn tiếp nhận của kênh NL-TN 13
    2.3. Một số đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội trên lưu vực kênh NL-TN . 23
    2.3.1. Hiện trạng về dân số và phân bố dân cư trên lưu vực . . 23
    2.3.2. Hiện trạng CN-TTCN tại lưu vực kênh NL-TN . 23
    2.3.3. Hiện trạng về công trình dân dụng, nhà ở . . 29
    2.3.4. Hiện trạng về công trình công cộng . 30
    2.3.5. Hiện trạng về công viên cây xanh . . 30
    2.3.6. Hiện trạng về kho bãi . 31
    2.3.7. Hiện trạng sử dụng đất . . 31
    2.4. Một số đặc điểm hiện trạng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên lưu vực
    kênh NL-TN . 32
    2.4.1. Hiện trạng giao thông . 32
    2.4.2. Hiện trạng cấp điện . . 33
    2.4.3. Hiện trạng thông tin liên lạc . . 34




    2.4.4. Hiện trạng cấp nước . 34
    2.5. Một số thông tin về dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (lưu vực kênh
    NL-TN) . . 36
    2.5.1. Các hạng mục dự án . . 36
    2.5.2. Lợi ích của dự án . . 38
    CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 39
    3.1. Nội dung nghiên cứu . . 39
    3.1.1. Nghiên cứu hiện trạng môi trường kênh NL-TN . . 39
    3.1.2. Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh . . 39
    3.1.3. Đánh giá chất lượng nước kênh NL-TN . . 40
    3.1.4 Xây dựng các giải pháp không chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm
    thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh . . 40
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . . 40
    3.2.1. Phạm vi nghiên cứu . . 40
    3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu . . 41
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . . 43
    4.1. Hiện trạng môi trường nước kênh NL-TN . . 43
    4.1.1. Đặc điểm hiện trạng về hệ thống thoát nước . 43
    4.1.2. Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh . . 48
    4.1.3. Hiện trạng các nguồn thải . 51
    4.1.4. Ô nhiễm CTR trong lưu vực kênh NL-TN . . 56
    4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước tại lưu vực kênh NL-TN . 60
    4.2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước trong 6 tháng cuối năm 2006 . . 60
    4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước trong 6 tháng đầu năm 2007 . 63
    4.3. Đánh giá mứac độ ô nhiễm của kênh NL-TN . . 74
    4.4. Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tại lưu vực kênh NL-TN đến
    các thành phần môi trường và con người . . 75
    4.4.1. Tác hại của một số thành phần trong nước thải . 76
    4.4.2. Tác động đến môi trường đất . . 77
    4.4.3. Tác động đến sức khỏe cộng đồng . . 78




    4.5. Đánh giá những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch
    của kênh NL-TN . . 83
    4.5.1. Diễn biến quá trình pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm trong kênh
    rạch . . 83
    4.5.2. Yếu tố dòng chảy . . 84
    4.5.3. Yếu tố thủy triều . . 84
    4.5.4. Vai trò thủy sinh . 85
    CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
    NƯỚC KÊNH . . 86
    5.1. Giải pháp quy hoạch . . 86
    5.1.1. Quy hoạch dân cư . . 86
    5.1.2. Tái bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp . . 87
    5.1.3. Quy hoạch mạng lưới thoát nước . . 87
    5.1.4. Quy hoạch môi trường . 89
    5.2. Công cụ quản lý . 91
    5.2.1. Công cụ pháp lý . 91
    5.2.2. Công cụ kinh tế . . 93
    5.2.3. Áp dụng mô hình quản lý chất lượng nước trong từng lưu chi thuộc lưu
    vực . . 95
    5.2.4. Giáo dục cộng đồng . 96
    5.3. Giải pháp kỹ thuật . 98
    5.3.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn . . 99
    5.3.2. Thu gom và xử lý nước thải . . 102
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 105
    6.1. Kết luận . . 105
    6.2. Kiến nghị . 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . .I
    PHỤ LỤC . . III
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...