Luận Văn Đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại Ba Vì-Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời cảm ơn 2
    Phần mở đầu 3
    Chương I: Tổng quan đánh giá sức hấp dẫn của Ba Vì-Hà Nội 5
    I.Lý luận chung về việc đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch . 5
    II.Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch tại Ba Vì . 8
    Chương II:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở Ba Vì-Hà Nội . 11
    I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11
    II. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn . 16
    Chương III:Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch ở Ba Vì 23
    I.Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở Ba Vì-Hà Nội . 23
    II.Thị trường khách tiền năng du lịch tại Ba Vì . 28
    III.Cơ sở hạ tầng,kỹ thuật,nguồn nhân lực ở Ba Vì . 29
    Chương IV:Giải pháp phát triển du lịch ở Ba Vì . 32
    I.Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Ba Vì 32
    II.Những đề xuất về việc xây dựng và quảng bá du lịch tại Ba Vì 34
    III.Xây dựng loại hình du lịch nông nghiệp . 39
    Kết luận 42
    Phụ lục:Những hình ảnh du lịch tại Ba Vì 44

    Tài liệu tham khảo 47

    Mở đầu
    1.Lý do chọn đề tài
    Nhờ có thành quả của công cuộc đổi mới cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước. Ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp hàng triệu lượt khách quốc tế và khách nội địa.
    Xu thế hội nhập và mở rộng quốc tế về du lịch không ngừng mở rộng.Du lịch Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), của Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp Hội Du lịch Đông NamÁ (ASEANTA).Các doanh nghiệp du lịchViệt Nam đã thiết lập quan hệ với 1000 doanh nghiệp du lịch trên khắp thế giới .
    Việt Nam là một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch phong phú,tài nguyên du lịch chính là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành những sản phẩm du lịch. Ngành du lịch Việt Nam muốn phát triển được phải biết khai thác những lợi thế từ nguồn tài nguyên phong phú, hấp dẫn ấy.
    Thủ đô hà Nội được mở rộng địa giới trong những năm gần đây,này đã trở thành một trong những thủ đô lớn trên thế giới,điều này đã tạo ra cơ hội và thách thức lớn cho ngành du lịch,và Du lịch Ba Vì-Hà Nội là một ví dụ điển hình.
    Hà Tây là một tỉnh nằm cạnh vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền núi phía bắc với Đồng bằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông thuận lợi,liền kề thủ đô,du lịch Hà Tây có tiềm năng để phát triển xa hơn nữa trong tương lai.Hà Tây có nhiều di tích lịch sử văn hóa,nhiều khu danh thắng nổi tiếng như:Chùa Hương(Nam thiên đệ nhất động), Chùa Thầy( Quốc Oai), chùa Tây Phương(Thạch Thất), chùa Bội Phương ( Thanh Oai),chùa Trầm,chùa Trăm gian(Chương Mĩ) và còn rất nhiều đình chùa khác được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng quốc gia.
    Hà Tây là một tỉnh có số lượng di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đứng thứ 3 trong 61 tỉnh thành cúa cả nước. Một trong những vùng được coi là trọng điểm để phát triển du lịch ở Hà tây đó là Ba Vì, vùng văn hóa có xứ Đoài năm xưa với sự đa dạng của các loại tài nguyên du lịch,bao gồm nhiều điểm du lịch hấp dẫn như VQG Ba Vì, Ao Vua, Đồng Mô, Nơi ấy như hai nửa thế giới:một thế giới mộng mơ, yên bình và một thế giới hùng vĩ, dữ dội. Thiên nhiên hào phóng đã ban tặng nơi này một hệ thống cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp với nhiều danh thắng gắn liền truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài: Đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại Ba Vì-Hà Nội.
    2.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    Mục đích của đề tài là đánh giá sự hấp dẫn của Ba Vì thông qua những tiêu chí nhất định, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển để Ba Vì trở thành một địa bàn du lịch hấp dẫn đối với du khách.
    3.Phương pháp nghiên cứu
    a.Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu
    b.Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
    Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các thông tin một cách hệ thống,mô hình của đối tượng nghiên cứu.
    c.Phương pháp bản đồ
    Phương pháp bản đồ được sử dụng trong việc phân khu những điểm du lịch của Ba Vì nhằm phân tích đặc điểm tự nhiên xuất hiện cũng như đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn Ba Vì.
    4.Bố cục
    Chương I: Tổng quan đánh giá sức hấp dẫn của Ba Vì-Hà Nội
    Chương II:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở Ba Vì-Hà Nội
    Chương III:Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch ở Ba Vì
    Chương IV:Giải pháp phát triển du lịch ở Ba Vì
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...