Thạc Sĩ Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch sau mổ và các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu động mạch ở bện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

    1. Đặt vấn đề
    Biến chứng hô hấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và
    tàn tật sau phẫu thuật nói chung và phẫu thuật ổ bụng trên nói riêng. Tỷ
    lệ biến chứng hô hấp sau mổ rất thay đổi, giao động từ 2 - 40% tùy
    thuộc vào từng nghiên cứu, từng tiêu chuẩn chẩn đoán, trong đó tỷ lệ
    biến chứng cho phẫu thuật bụng trên là 32%, phẫu thuật bụng dưới là
    16%, con số này là 30% đối với phẫu thuật lồng ngực. BCHH làm kéo
    dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, mức độ ảnh hưởng là rất
    lớn, thậm chí còn lớn hơn so với biến chứng tim mạch.
    Các BCHH dù ở dạng nào đều gây ra giảm oxy máu động mạch có
    hoặc không kèm theo tăng CO 2 . Nhờ khí máu động mạch các bác sỹ có
    thể xác định chắc chắn bệnh nhân có giảm oxy máu động mạch không,
    mức độ nào dựa vào phân số trao đổi khí PaO 2 /FiO 2 . Giảm oxy máu
    động mạch (hypoxemia) mức độ nhẹ hay trung bình chưa gây nguy
    hiểm nhưng nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài hoặc xuất hiện ngắn
    trên bệnh nhân đã có suy giảm chức năng cơ quan từ trước thì vấn đề sẽ
    trầm trọng hơn và có thể dẫn đến thiếu oxy tổ chức (hypoxia) hay suy
    đa tạng. Điều này đã nâng tầm quan trọng của việc theo dõi phát hiện và
    dự phòng sớm giảm oxy máu động mạch sau mổ.
    Chức năng hô hấp sau mổ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, điều
    này đồng nghĩa với việc giảm oxy máu sau mổ so với trước mổ là
    không thể tránh khỏi, vấn đề ở chỗ là mức độ giảm ra sao, bệnh nhân có
    yếu tố gì thì mức độ giảm sâu hơn. Giảm oxy máu sau phẫu thuật ổ
    bụng đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu để tìm ra các yếu tố
    nguy cơ độc lập của giảm oxy máu sau mổ, trên cơ sở đó đưa ra các
    biện pháp dự phòng nhưng các kết quả còn rất khác nhau.
    Thêm nữa, giá trị của các test đánh giá về chức năng thông khí
    phổi hay khí máu trước mổ trong việc tiên lượng giảm oxy máu sau mổ 2

    đến đâu và vai trò của khí máu động mạch giai đoạn sớm sau mổ trong
    việc tiên lượng BCHH sau mổ thế nào vẫn còn nhiều tranh luận trên thế
    giới. Đã có một số nghiên cứu khẳng định giá trị tiên lượng của giảm
    oxy máu động mạch trước mổ với việc xuất hiện BCHH sau mổ, nhưng
    không có nghiên cứu nào nói về giá trị của giảm oxy máu giai đoạn sớm
    sau mổ (khi bệnh nhân chưa có suy hô hấp thực sự hay chưa có BCHH)
    trong việc tiên lượng xuất hiện BCHH giai đoạn sau.
    Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về rối loạn oxy máu hay BCHH
    sau phẫu thuật bụng vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
    giá sự thay đổi khí máu động mạch sau mổ và các yếu tố nguy cơ
    của giảm oxy máu động mạch ở bệnh nhân được phẫu thuật bụng”
    với các mục tiêu:
    1. Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch trong những ngày đầu
    sau mổ ở bệnh nhân được phẫu thuật bụng có giảm đau theo
    đường ngoài màng cứng.
    2. Xác định các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu động mạch sau
    mổ ở bệnh nhân được phẫu thuật bụng.
    2. Tính thời sự của luận án
    Nguy cơ tử vong và biến chứng trong phẫu thuật đã được quan tâm
    và kiểm soát đúng mức. Tuy nhiên để một ca mổ thành công thì ngoài
    việc theo dõi trước và trong mổ thì các chiến lược chăm sóc và dự
    phòng biến chứng sau phẫu thuật cũng phải được đầu tư. Khác với
    biến chứng chứng tim mạch, biến chứng hô hấp sau mổ cũng chiếm tỷ
    lệ cao, nặng nề thậm chí tử vong nhưng lại ít được quan tâm hơn, đặc
    biệt trong môi trong ngoại khoa ở Việt Nam - khi mà việc theo dõi sau
    mổ thường ngắn và được thực hiện bởi những nhân viên y tế khác
    chuyên khoa. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm
    mục tiêu tìm hiểu tỷ lệ giảm oxy máu sau mổ, các yếu tố liên quan đến
    giảm oxy máu, giá trị tiên lượng của giảm oxy máu sau mổ đến
    BCHH sau mổ cách dự phòng BCHH sau mổ trên bệnh nhân phẫu
    thuật ổ bụng trong điều kiện cơ sở vật chất tại Việt Nam. 3

    3. Những đóng góp khoa học trong luận án
     Mặc dù không có ý định tìm cách gộp BCHH và giảm oxy máu
    nhưng chúng tôi thấy giảm oxy máu sau phẫu thuật giai đoạn sớm
    lại có giá trị tiên lượng rất tốt bệnh nhân có BCHH sau mổ.
     Chúng tôi cũng tìm được một số yếu tố nguy cơ độc lập với
    giảm oxy máu sau phẫu thuật là những yếu tố liên quan rất nhiều
    đến lâm sàng và hoàn toàn có thể theo dõi và kiểm soát cả trước
    trong và sau mổ.
    4. Bố cục của luận án
    Luận án có tổng số 129 trang chưa kể phụ lục và tài liệu tham khảo
    Bao gồm :
     Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu : 3 trang
     Chương I : Tổng quan tài liệu : 37 trang
     Chương II : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : 20 trang
     Chương III : Kết quả nghiên cứu : 29 trang
     Chương IV : Bàn luận : 37 trang
     Kết luận và kiến nghị : 3 trang
     Tài liệu tham khảo
     Phụ lục

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giảm oxy máu động mạch
    1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến oxy máu
     Không có oxy (anoxia): mất hoàn toàn cung cấp oxy
     Trạng thái ngạt thở (asphyxia): không lấy được oxy cộng với
    tích lũy CO 2 (do bị bóp cổ hay treo cổ).
     Giảm oxy mô (hypoxia): tổng lượng oxy trong cơ thể thấp,
    thường được hiểu là thiếu oxy mô 4

     Giảm oxy máu động mạch (hypoxemia): lượng oxy trong
    máu thấp, được chẩn đoán bằng thử khí máu (PaO 2 < 60 mmHg
    hoặc SaO 2 < 90%)
     Suy hô hấp thiếu oxy cấp (acute hypoxemic respiratory
    failure): là tình trạng suy hô hấp cấp kèm theo giảm PaO 2 < 60
    mmHg ngay cả khi đã cung cấp oxy khí thở vào đến 60%.
    Trạng thái này cũng được gọi bằng tên khác là "suy phổi" hay
    "suy trao đổi khí"
     Suy hô hấp thừa CO 2 cấp (acute hypercapnic respiratory
    failure): tình trạng suy hô hấp cấp kèm theo PaCO 2 ≥ 45
    mmHg. Trạng thái này cũng được gọi bằng tên khác là "suy
    bơm hô hấp" hay "suy thông khí".
    1.1.2. Các nguyên nhân thiếu oxy máu động mạch
    Các nhà sinh lý học đã chỉ ra 5 cơ chế có thể gây giảm oxy máu
    động mạch, các cơ chế khác nhau được chẩn đoán chính xác hơn dựa
    vào giá trị AaO 2 tăng cao hay giữ nguyên.
    1.1.2.1. Giảm oxy máu do giảm thông khí
    1.1.2.2. Giảm oxy máu do giảm nồng độ oxy khí thở vào
    1.1.2.3. Shunt phải trái
    1.1.2.4. Rối loạn thông khí tưới máu
    1.1.2.5. Rối loạn trao đổi khí
    1.2. Ảnh hưởng của gây mê lên thay đổi cơ quan hô hấp
    1.2.1. Thiếu oxy liên quan đến gây mê
    Gây mê là nguyên nhân của một sự thay đổi lớn về chức năng hô hấp
    ngay cả khi bệnh nhân thở tự nhiên hay được thở máy sau khi được sử
    dụng thuốc giãn cơ. Rối loạn oxy hóa máu xuất hiện ở phần lớn bệnh
    nhân được gây mê. Một cách hệ thống các bác sỹ thường cho thêm oxy 5

    vào khí thở vào và duy trì nồng độ riêng phần oxy khí thở vào (FiO 2 )
    xung quanh 0,3 – 0,6. Ngay cả trong trường hợp đó thì giảm oxy từ mức
    độ nhẹ đến vừa vẫn xuất hiện (giảm oxy được định nghĩa là bão hòa oxy
    giữa 85 – 90%) ở một nửa số bệnh nhân phẫu thuật, sự giảm oxy này có
    thể kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khoảng 20% tổng số bệnh nhân có
    giảm oxy máu bị giảm oxy nặng (bão hòa oxy dưới 81% trong 5 phút).
    Rối loạn chức năng phổi vẫn còn tồn tại đến giai đoạn sau mổ và BCHH
    có biểu hiện lâm sàng xuất hiện khoảng 1 – 2% sau phẫu thuật nhỏ và
    có thể lên đến 20% sau phẫu thuật bụng trên hay phẫu thuật lồng ngực.
    1.2.2. Nguyên nhân gây giảm oxy trong gây mê
    1.2.2.1. Giảm thông khí do giảm thể tích lưu thông tự nhiên
    1.2.2.2. Thay đổi sức cản đường thở và compliance phổi
    1.2.2.3. Tăng thông khí
    1.2.2.4. Ức chế cơ chế co mạch phổi do thiếu oxy
    1.2.2.5. Giảm lưu lượng tim và tăng sử dụng Oxy
    1.3. Ảnh hưởng của phẫu thuật ổ bụng lên thay đổi cơ quan hô hấp
    1.3.1. Rối loạn chức năng cơ hoành
    Sự rối loạn vận động cơ hoành sau mổ do nhiều nguyên nhân như
    tác động trực tiếp của phẫu thuật, phản ứng viêm, các thuốc mê và đau
    sau mổ. Trong thời gian phẫu thuật ổ bụng phần cơ hoành phía sau dịch
    chuyển về phía đầu bệnh nhân dẫn đến thay đổi độ cong cơ hoành, sự
    thay đổi này bắt đầu ngay từ lúc khởi mê do tăng trương lực ổ bụng,
    điều này gây giảm dung tích cặn chức năng, rối loạn thông khí hạn chế.
    Tác động của phẫu thuật đóng vai trò quan trọng đến sự rối loạn vận
    động cơ hoành có thể trực tiếp ảnh hưởng đến độ cong của cơ hoành
    hoặc gián tiếp do ức chế phản xạ dây thần kinh hoành mà nguyên phát
    có thể do co kéo mạc treo. 6

    1.3.2. Ảnh hưởng của loại phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật,
    đường mổ đến chức năng hô hấp sau mổ.
    Phẫu thuật nội soi ổ bụng ít ảnh hưởng đến chức năng hô hấp sau
    mổ hơn so với phẫu thuật mổ mở, năm 1996 Karayiannakis tiến hành
    nghiên cứu so sánh chức năng phổi sau mổ trên hai nhóm bệnh nhân
    được cắt túi mật bằng phương pháp nội soi hay mổ mở, tác giả thấy sự
    khác biệt có ý nghĩa thông kê về các chỉ số thông khí (FEV 1 , VC,
    FVC) giữa hai nhóm, các chỉ số này giảm ít hơn ở nhóm bệnh nhân
    được phẫu thuật nội soi so với nhóm được phẫu thuật mổ mở. Kết luận
    này cũng tương tự trên hai nhóm bệnh nhân được cắt đại tràng bằng
    phương pháp mổ nội soi hay mổ mở. Cùng là phẫu thuật nội soi nhưng
    phẫu thuật nội soi cho mổ bụng dưới cũng ít ảnh hưởng đến hô hấp so
    với mổ bụng trên. Điều này cũng đúng khi so sánh phẫu thuật mổ mở
    trên rốn so với phẫu thuật mổ mở dưới rốn.
    1.3.3. Yếu tố tác động đến hô hấp mà nguyên nhân là do biến chứng
    tiêu hóa
    Tất các các biến chứng tiêu hóa sau mổ đều khởi phát hoặc làm
    nặng nề thêm các biến chứng hô hấp đôi khi rất nhanh và nghiêm
    trọng. Một bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng đột ngột có suy hô hấp
    tăng dần phải nghĩ đến các biến chứng của phẫu thuật, rất có thể bệnh
    nhân đang có những thương tổn trong ổ bụng mà ta chưa phát hiện ra
    nhất là trong thời điểm 3 đến 4 ngày sau mổ - thời điểm hay xẩy ra
    viêm phúc mạc do bục miệng nối. Các yếu tố khởi phát tác động lên
    phổi này có thể chia làm hai nhóm: trực tiếp tác động lên phổi hoặc
    gián tiếp.
    1.3.3.1. Tác động trực tiếp
    Một điều chắc chắn là khi các biến chứng nhiễm trùng trong ổ
    bụng do bục miệng nối tiêu hóa gây ra rối loạn toàn thân và dễ dàng
    tác động đến cơ quan hô hấp. Những biến chứng nguyên phát khác
    trong ổ bụng như chướng bụng do tắc ruột, chảy máu trong ổ bụng, 7

    viêm tụy cấp đều nhanh chóng dẫn đến đáp ứng viêm không đặc hiệu.
    Tất điều này gây ra thay đổi lớn chức năng hô hấp thông qua thay đổi
    tính thấm màng phế nang mao mạch phổi và đó là nguy cơ của phù
    phổi cấp tổn thương. Ngoài ra các các yếu tố nguyên phát khác làm
    tăng áp lực trong ổ bụng như liệt ruột, ứ đọng dịch ở khoang thứ ba
    ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của cơ hoành và làm thay đổi cơ
    học phổi.
    1.3.3.2. Yếu tố gián tiếp
    Tác động của phẫu thuật ổ bụng lên cơ quan hô hấp còn thông qua
    nhiều cơ chế gián tiếp khác. Thay đổi tuần hoàn máu lách dẫn đến sự ăn
    cắp máu, thay đổi huyết động và ảnh hưởng đến các tạng ở xa. Mặt khác
    các điều trị cũng như cơ chế ổn định lại huyết động sau đó dẫn đến những
    bất thường hô hấp do tăng tính thấm mao mạch phổi, thừa dịch ở khoảng
    kẽ của nhu mô phổi kết quả làm rối loạn trao đổi khí ở phổi. Tăng áp lực
    trong ổ bụng đến một mức độ nào đó sẽ gây hội chứng khoang ổ bụng làm
    hạn chế hoạt động của cơ hoành, nhanh chóng hình thành các vùng xẹp
    phổi phía sau, giảm dung tích cặn chức năng và làm nặng nề thêm rối loạn
    thông khí tưới máu. Tất cả điều này dẫn đến thiếu oxy máu rồi thiếu oxy
    nhu mô ruột, thời gian xuất hiện nhu động ruột càng lâu, càng làm tăng áp
    lực trong ổ bụng tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến suy hô hấp nhanh
    chóng hơn.
    1.4. Các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu sau mổ
    Việc thăm khám phát hiện các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu
    sau mổ là bước cần thiết trong thăm khám bệnh nhân trước mổ cũng
    như việc lượng giá từng loại yếu tố để tiên lượng bệnh nhân cũng
    quan trọng không nhỏ. Để dễ nhớ và nhớ một cách hệ thống, các yếu
    tố nguy cơ có thể chia thành 2 nhóm: nguy cơ liên quan đến bệnh
    nhân và nguy cơ liên quan đến phẫu thuật được nhiều tác giả tập hợp
    lại theo bảng dưới đây:
    Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ biến chứng hô hấp sau mổ 8

    Yếu tố liên quan đến bệnh nhân Yếu tố liên quan đến phẫu thuật
    1. Toàn trạng và tình trạng dinh
    dưỡng: Tuổi > 65;
    Albumin thấp; Gầy
    sút cân > 10%
    2. Tình trạng tinh thần:
    Rối loạn ý thức; Tiền sử TBMMN
    3. Tình trạng dịch: Tiền sử tim
    mạch; Suy thận;
    Truyền máu
    4. Tình trạng nội tiết: Sử dụng
    Corticoid mạn tính;
    Sử dụng rượu; Đái
    tháo đường
    5. Bệnh phổi mạn tính
    6. Đang hút thuốc lá
    7. ASA > 2
    8. Béo phì (BMI > 27,5)
    9. Bất thường trên phim x-quang
    ngực
    1. Vị trí phẫu thuật:
    c > bụng trên;
    Trung tâm > ngoại vi
    2. Phương pháp phẫu thuật:
    Mổ mở so với mổ nội soi
    3. Những loại phẫu thuật khác :
    Vùng cổ; Mạch máu ngoại vi;
    Thần kinh
    4. Gây mê toàn thân
    5. Thời gian mổ > 3h
    6. Mổ cấp cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...