Chuyên Đề đánh giá sự thay đổi hệ thống canh tác ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở đồng bằng sông hồng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất nước. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, có tiềm năng lớn với hơn 1,5 triệu ha đất canh tác (bằng 20% đất canh tác cả nước), sản lượng lương thực 7 triệu tấn, dân số 17 triệu người (22%), mức bình quân ruộng đất đầu người bằng 40% cả nước; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tỷ lệ: trồng trọt 72% (cây lương thực 80%) chăn nuôi 25%, dịch vụ 3%.
    Các lợi thế so sánh của đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là: có khí hậu mùa đông lạnh, đất tốt (80% diện tích là đất phù sa), là vùng có hệ thống thuỷ lợi tốt nhất nước (tưới tiêu chủ động 80% diện tích, trong đó có 60% diện tích có nước tưới phù sa). ĐBSH là một tam giác tăng trưởng với tốc độ đô thị hóa nhanh, có điều kiện tốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay ĐBSH nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội ở phía Bắc. Điều kiện trên là cơ sở cho vùng phát triển một nền nông nghiệp, thuỷ sản hàng hóa đa dạng, năng suất, chất lượng cao. Nhưng hạn chế của ĐBSH là: bình quân ruộng đất trên đầu người thấp nhất cả nước (540m2/người), quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh ,môi trường bị ô nhiễm (do thâm canh, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa ), thu nhập bình quân của hộ nông dân thấp nên khả năng đầu tư hạn chế, hệ thống canh tác truyền thống là thuần nông, tâm lý bao cấp nặng nề Khó khăn lớn nhất của ĐBSH là hàng nông sản xuất khẩu ít, không ổn định. Sản phẩm hàng hóa của vùng chủ yếu là gạo, thịt lợn, rau, hoa, quả, cây cảnh, thủy sản. Trừ thuỷ sản là có khả năng xuất khẩu khá, các mặt hàng khác còn lại đều có sức cạnh tranh kém trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
    Điểm xuất phát trong năm 2002 của vùng ĐBSH là: Mức thu nhập bình quân nông dân khoảng 5 triệu đồng/năm, tổng thu nhập trên 1 ha đất canh tác khoảng 28 - 30 triệu đồng/ha/năm (trong đó TP Hà Nội 37 triệu, Hà Tây 30 triệu, Thái Bình 32 triệu, Nam Định 36 triệu, Hải Phòng, 38 triệu, Hưng Yên 34 triệu, Hải Dương, 31 triệu, trong khi trung bình cả nước là 17 triệu đồng).
    Hiện nay ở ĐBSH hàng lọat các chính sách thay đổi hệ thống canh tác nhằm thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, tạo nhu cầu cho phát triển các ngành công nghiệp khác; tạo điều kiện thúc đẩy đưa khoa học – công nghệ mới vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ; thu hút chất xám về nông thôn nhằm “xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao” như tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, cũng là bước cụ thể hóa yêu cầu của Đại hội IX của Đảng trong việc “đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích”.
    Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu gia tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của khu vực nông nghiệp nói riêng ngày càng được đặt ra. Mục tiêu là tăng doanh thu sản xuất hàng năm của một hộ, tạo ra khả năng mới trong cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, nâng cao thu nhập và khả năng đầu tư cho mỗi hộ nông dân. Bên cạnh việc nâng cao doanh thu phải chú ý nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
    Xuất phát từ những yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng đất đai cụ thể. Cùng ngành nông nghiệp chọn lựa được những mô hình canh tác và luân canh có hiệu quả kinh tế cao (năng suất, chất lượng cao và ổn định) trong điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng ở đồng bằng sông Hồng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã hội. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi đã có sự thống nhất về chuyên đề “ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...