Thạc Sĩ Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích/Mục tiêu nghiên cứu . 3
    3. Giới hạn nghiên cứu . 3
    4. Câu hỏi nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu 4
    5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 6
    1.1. Các khái niệm cơ bản . 6
    1.1.1. Sự hài lòng . 6
    1.1.2. Hoạt động giảng dạy của giảng viên 11
    1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của giảng viên .18
    1.1.4. Sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy .23
    1.2. Tổng quan nghiên cứu 25
    1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 31
    1.4. Tóm tắt chương một .33
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Bối cảnh nghiên cứu .34
    2.1.1. Mục tiêu đào tạo của Trường .34
    2.1.2. Quy mô đào tạo của Trường .34
    2.1.3. Đội ngũ giảng viên của Trường 35
    2.2. Mẫu nghiên cứu 36
    2.3. Thiết kế nghiên cứu 38
    2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát .39
    2.5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường .42
    2.5.1. Khảo sát thử nghiệm 42
    2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi .42
    2.6. Tóm tắt chương hai .43
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
    3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
    3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 44
    3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 45
    3.4. Phân tích hồi qui .49
    3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 57
    3.6. Kết quả sự hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy .59
    3.6.1. Sự hài lòng về Phương tiện giảng dạy 59
    3.6.2. Sự hài lòng về Nội dung giảng dạy 60
    3.6.3. Sự hài lòng về Phương pháp giảng dạy 61
    3.6.4. Sự hài lòng về Sự kết hợp phương tiện, nội dung, phương pháp giảng dạy 63
    3.6.5. Sự hài lòng về Sự nhiệt tình của giảng viên .64
    3.6.6. Sự hài lòng về Sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên 66
    3.7. Tóm tắt chương ba .67
    KẾT LUẬN .68
    1. Kết luận .68
    2. Khuyến nghị 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .71
    PHỤ LỤC 76

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong xu thế hội nhập với giáo dục đại học thế giới, giáo dục đại học nước ta
    đang nỗ lực phát triển hết sức mạnh mẽ. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đã
    được phân bố rộng khắp trong cả nước, đang được đa dạng hóa cả về loại hình và
    phương thức đào tạo.
    Nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học, trong Chỉ
    thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
    xác định: giáo dục đại học cần phải “tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng
    đào tạo” và các trường phải “xác định các tiêu chí và phương thức đánh giá giảng
    viên (GV), đánh giá lãnh đạo ” nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao
    chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống.
    Có thể thấy, đội ngũ GV là yếu tố được quan tâm đặc biệt. Chỉ thị về nhiệm
    vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012 cũng tiếp tục yêu cầu các
    trường phải tiến hành “thu thập thông tin phản hồi về chất lượng dạy và học”. Nhìn
    lại từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ban hành một loạt công văn hướng dẫn các trường
    đại học, cao đẳng tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
    của GV (Công văn số 276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008 và công văn số
    2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010). Điều đó, cho thấy đội ngũ GV ngày
    càng có vai trò to lớn đối với hoạt động đào tạo và “đánh giá hoạt động giảng dạy
    của GV” hay “thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học” trở thành một yêu
    cầu không thể thiếu đối với các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất
    lượng đào tạo của mình.
    Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là quy trình đánh giá từ ba phía: GV
    tự đánh giá, đánh giá đồng cấp và SV đánh giá GV. Kết quả đánh giá từ ba phía này
    thường được xem xét, đối chiếu để thấy rõ chất lượng giảng dạy của GV. Từ đó
    thúc đẩy GV quan tâm hơn tới hoạt động giảng dạy của mình, thường xuyên cải
    tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Đồng thời, các thông
    tin này cũng giúp các nhà quản lý có các quyết định chính xác trong việc phân công
    GV, xây dựng tiêu chí tuyển chọn GV mới, xét khen thưởng GV Trong quy trình
    đánh giá này, SV thường được xem là nguồn đánh giá tin cậy. SV là người đầu
    tiên được thụ hưởng sự giảng dạy của GV nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp
    các thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV [Trần Xuân Bách, 2007].
    Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, các nghiên cứu cũng đã tập
    trung đi sâu hơn về vấn đề này. Với nhận thức “đã có thị trường giáo dục trong xã
    hội Việt Nam” [Nguyễn Kim Dung, 2011] và giáo dục được xác định như là một
    dịch vụ, bởi lẽ nó liên quan tới nhu cầu thị trường lao động, chi phí vốn và lợi
    nhuận thông qua quá trình đào tạo. Giáo dục còn là một bộ phận phúc lợi xã hội mà
    mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng tùy thuộc vào trình độ phát triển của
    sản xuất và khả năng đáp ứng của nền kinh tế cũng như vai trò điều tiết của Nhà
    nước thông qua hệ thống trường, lớp, quy mô phổ cập giáo dục, v,v .[Nguyễn Văn
    Hộ, 2002]. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở giáo dục đại học trở thành một
    đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách hàng trực tiếp là SV. Từ đó, việc đánh giá chất
    lượng giáo dục (dịch vụ) thông qua ý kiến SV (khách hàng) đang trở nên hết sức
    cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học.
    Nhìn xa hơn ra thế giới, việc các trường lấy ý kiến phản hồi từ người học về
    chất lượng đào tạo cũng đã được tiến hành và đã tiến hành từ rất lâu. Có thể kể đến
    là các nghiên cứu của Lisa A. Ferguson và Gertrude P.Pannirselvam (2000), của
    Clara và ctv (2001), của Kara. A. và Oscar. W. D. (2004), hay của D.W.S. Tai và
    ctv (2010) . Các nghiên cứu này thực hiện việc điều tra lấy ý kiến SV nhằm đo
    lường sự hài lòng của họ về chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường. Trong
    nước, các nghiên cứu theo hướng này cũng dần dần được công bố như nghiên cứu
    Nguyễn Thành Long (2006), Trần Xuân Kiên (2009), Nguyễn Kim Dung (2010),
    Nguyễn Thị Trang (2010), Nguyễn Thị Thắm (2010) . Điểm chung của các nghiên
    cứu này là đều đi vào đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo với khá
    nhiều yếu tố được quan tâm như: Cơ sở vật chất, khả năng thực hiện cam kết của
    nhà trường, sự quan tâm của nhà trường, đội ngũ GV, sự nhiệt tình của cán bộ,
    GV . Các nghiên cứu sâu vào việc đánh giá sự hài lòng của SV đối với hoạt động
    giảng dạy của GV thì còn khá hạn chế.
    Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động
    giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
    ” được thực hiện
    với mong muốn đo lường được mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng
    dạy của GV Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu
    cung cấp những thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động
    giảng dạy từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng
    giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
    2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV
    Trường CĐSP Sóc Trăng nhằm đưa ra những đề xuất, khuyến nghị giúp nhà trường
    nâng cao chất lượng giảng dạy.
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV ở
    các nội dung về phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng
    dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đến SV.
    - Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học
    - Đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường cải thiện và nâng cao chất
    lượng giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...