Tiểu Luận Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cải cách hành chính công trong bối cảnh xây dựng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận phải giải quyết các vần đề sau: phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 (thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố, phân tích phương sai và phân tích hồi quy) để trả lời các câu hỏi:
    1. Đánh giá hiện trạng đáp ứng dịch vụ hành chính công tại TP Huế như thế nào?
    2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính của cơ quan hành chính khi thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân?
    3. Đo lường sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công.
    4. Trong số các dv hc công theo mẫu khảo sát thì để xem mức độ hài lòng của người dân thì cần chú trọng những nhân tố nào.
    5. Những gợi ý nào làm tăng chất lượng dịch vụ hành chính công đồng thời cải thiện hơn nữa mức độ hài lòng của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công tại TP Huế?

    MỞ ĐẦU

    Cải cách hành chính nhà nước là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, để từng bước xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh phục vụ đắc lực và thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, thủ tục hành chính là một bộ phận tất yếu trong đời sống xã hội, là công cụ của nhà nước trong việc quản lý xã hội và phục vụ cá nhân và tổ chức. Và cải cách hành chính được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. CCHC được triển khai trên nhiều nội dung: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.
    Hiện nay cải cách hành chính là một trong những chương trình trọng điểm của Quốc gia. Đang được thực thể hiện theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của CP về ban hành ch/trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; trên cơ sở đó tỉnh TT Huế đã ban hành quyết định 317/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu là xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển của tỉnh; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Trong bối cảnh Bộ Chính trị đã có Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020" và ngày 17/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; theo đó xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á”.
    Tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa V, lần thứ 14 đã tán thành và thông qua Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4 (Khoá XIV) đã quyết định thông qua Nghị quyết về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2011-2015. Đây là chủ trương lớn, quan trọng để tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy cao nhất mọi nguồn lực phát triển và bảo tồn di sản Huế; đồng thời là mục tiêu và quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, nhằm phát huy lợi thế, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
    Chính vì vậy, đổi mới cung ứng dịch vụ công, việc cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ ở ngay chính khu vực nhà nước là hết sức quan trọng. Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước, chức năng phục vụ của nhà nước nhằm cung cấp những dịch vụ cần thiết cho người dân để họ thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình giờ đây cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...